- Marketing là gì? Những hình thức marketing phổ biến nhất hiện nay
- Sự khác nhau giữa blog và website? Sử dụng cái nào thì hiệu quả
- Content Marketing là gì? Vai trò quan trong doanh nghiệp như thế nào?
Content Marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng với mỗi chiến dịch tiếp thị sản phẩm. Content tốt sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ phát triển thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng. Tuy nhiên làm sao để viết được Content thu hút và hấp dẫn thì không phải ai cũng làm được. Việc xây dựng và định hướng nội dung rõ ràng, phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy tạo ra lợi nhuận, kích thích tâm lý mua sắm của khách hàng. Xu hướng Content marketing nào sẽ “lên ngôi” trong năm nay. Xem ngay bài viết dưới đây nhé!
Top 7 xu hướng Content Marketing hot nhất trong năm nay
1. Customer Retention – Chiến lược nội dung giữ chân khách hàng
Ai cũng biết tiếp thị nội dung chất lượng cao có thể thu hút khách hàng mới, tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm và tỷ lệ chuyển đổi. Nhưng ít người chú ý đến chiến lược nội dung để duy trì và giữ chân khách hàng hiện có.
Dưới đây là một số phương pháp xây dựng nội dung giúp doanh nghiệp duy trì sự quan tâm của khách hàng hiện tại:
- Liên tục cập nhật nội dung bắt kịp hơi thở thời đại trên website và các trang social media. Cách này giúp mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, khuyến khích họ truy cập và tương tác nhiều hơn.
- Xây dựng kịch bản khách hàng tương tác với thương hiệu/sản phẩm sau khi mua hàng bằng cách nhờ họ viết review hoặc gửi video đánh giá chất lượng. Bạn hãy sử dụng hình thức nội dung này để tăng độ tin cậy cho thương hiệu và sản phẩm.
- Hãy thường xuyên cập nhật thông tin khuyến mãi, các tính năng hấp dẫn của sản phẩm, tin tức thị trường hoặc các bản cập nhật mới để thu hút khách hàng thông qua email.
2. Ứng dụng AR hỗ trợ kể chuyện bằng hình ảnh
Theo các nhà khoa học thần kinh tại Đại học MIT, não có thể xác định được các hình ảnh mà mắt trông thấy trong khoảng thời gian 13 mili giây. Vì thế, hình ảnh có thể đi thẳng vào bộ nhớ dài hạn của chúng ta, trong khi văn bản thì không. Vì vậy, cách hữu hiệu là hãy sử dụng các hình ảnh nổi bật trong chiến lược nội dung nếu bạn muốn mọi người quan tâm và nhớ đến doanh nghiệp của mình.
93.3 triệu người đang sử dụng AR ít nhất 1 lần/tháng trong năm 2021. Pokemon Go, IKEA, Sephora và Warby Parker đều đã sử dụng AR để tạo ra trải nghiệm ấn tượng cho người dùng và thu hút khách hàng. Dưới đây là các cách thức mà AR có thể được sử dụng để phát triển nội dung:
- Khả năng tương tác khiến chiến lược nội dung trở nên ấn tượng hơn.
- Cá nhân hoá kết nối với khách hàng.
- Khuyến khích khách hàng tương tác trước, trong và sau khi mua hàng.
3. Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI
Nhiều công ty chỉ có nguồn lực tối thiểu, vì thế họ cần tối ưu chúng. AI sẽ giúp tăng tốc độ xử lý và phân tích dữ liệu, giúp đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Sự tích hợp giữa AI và con người sẽ tăng lên vào năm 2022, giúp cải thiện năng suất và hiệu quả làm việc.
Khách hàng luôn mong muốn doanh nghiệp sẽ phản hồi họ một cách nhanh chóng nhất. Do đó, các chat bot được hỗ trợ bởi AI sẽ là một phần quan trọng của các phương pháp tiếp thị nội dung.
Khi công nghệ AI được phát triển hơn, sẽ có nhiều công cụ hơn để phân tích dữ liệu và xây dựng các nội dung tiếp thị, chẳng hạn như tối ưu hoá các bài đăng trên blog. Sự tự động hoá này giúp cho người làm Content Marketing có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng nhất của mình thay vì cứ loay hoay với các công cụ lỗi thời.
4. Podcast tiếp tục phát triển mạnh
Chỉ triển khai hình thức này nếu bạn có đủ kiến thức chuyên ngành & có thể làm nó 1 cách chuyên nghiệp.
Podcast có thể hiểu đơn giản như một serie radio cho thương hiệu của bạn. Người dùng có thể vừa nghe vừa làm việc nhà, tập thể dục, lái xe,…
Hiện tại thì việc website ở Việt Nam phát triển nội dung dạng Podcast là có rồi nhưng chưa có sự đầu tư & cũng không có sự chuyên nghiệp cao.
Xu hướng content cho tương lai đó là content phải có tính chất “portable” – Tức là con người sẽ dễ dàng “thưởng thức” content đó trong nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống.
Nếu họ rảnh có thể ngồi đọc, nhưng nếu họ cần chi tiết hơn thì cần phải có video. Hoặc nếu tay, chân, mắt của họ đang bận thì vẫn có thể tiếp cận với content theo hình thức nghe.
Podcast đã dần phổ biến ở các thương hiệu từ cá nhân đến doanh nghiệp quốc tế với nhiều nội dung như:
- Phỏng vấn những nhân vật có tầm ảnh hưởng về 1 vấn đề gì đó
- Chia sẻ, đưa ra quan điểm về những cập nhật trong lĩnh vực đang làm
- Kể về những case study từ khách hàng, đối tác,...
Hình thức này được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực Digital Marketing, tuy nhiên vẫn có thể áp dụng tốt trong nhiều ngách sản phẩm số khác, thậm chí cho bất cứ thương hiệu nào muốn nâng cao tính chuyên nghiệp.
Blog ActiveGrowth của Shane Melaugh, người sáng lập ThriveThemes tuy không đi đầu nhưng anh ấy ứng dụng rất thành công Podcast
5. Video
Nếu có khả năng, hãy đầu tư nhiều vào việc vào xây dựng video bên cạnh nội dung chữ.
Ngoài việc xuất bản trên những nền tảng xã hội lớn, bạn còn nên embedded video vào website để tăng tính cạnh tranh cho nội dung.
- Nhiều bạn vẫn cảm thấy xây dựng video là cái gì đó rất khó khăn, lời khuyên của mình là hãy bắt đầu với những video đơn giản.
- Sau đó, mạnh mẽ hơn là Livestream, nếu chưa thể bán hàng hãy live chia sẻ, hoặc minigame để thu hút audience.
- Sau khi bạn có nhiều kiến thức & có nguồn lực tốt, có thể làm (Hoặc thuê đội ngũ) triển khai 1 chanel Video về ngách mà bạn đang kinh doanh.
6. Tận dụng Voice Search – Tìm kiếm bằng giọng nói
Tìm kiếm bằng giọng nói đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vì thế các nhà làm tiếp thị nội dung cần tích hợp hình thức này vào chiến lược của mình. Ước tính có khoảng 132 triệu người Mỹ đang sử dụng các trợ lý điều khiển bằng giọng nói.
Sự phổ biến của các thiết bị hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói như Alexa của Amazon là dấu hiệu cho thấy nhu cầu giải trí điều khiển bằng giọng nói sẽ tăng lên trong tương lai. Hàng triệu người đã sử dụng loa thông minh trên toàn cầu, phần lớn trong số đó là loa Google Home Mini. Bên cạnh đó, hầu như các ngôi nhà hiện nay đều có ít nhất một thiết bị thông minh có tính năng tìm kiếm bằng giọng nói tiện lợi.
Các nội dung FAQ (câu hỏi thường gặp về một vấn đề, sản phẩm hay dịch vụ) là dạng nội dung đơn giản nhưng hữu hiệu giúp bạn tận dụng lợi ích từ công cụ tìm kiếm bằng giọng nói. Khách hàng luôn có những câu hỏi trước, trong và sau quá trình mua hàng, sử dụng sản phẩm. Vì vậy, bạn có thể đạt được thành công khi tích hợp cách thức này vào chiến lược Content Marketing của mình trong năm 2022.
7. Account-based Marketing – ABM
Trước đây, các nhà tiếp thị B2B đều sử dụng chung một mô hình phễu cho tất cả khách hàng. Nhưng điều này nên được thay đổi trong năm 2022, khi chiến lược marketing tập trung cho từng khách hàng cụ thể “lên ngôi”.
Phương pháp này được định nghĩa: “Là cách tiếp cận chiến lược mà người làm kinh doanh và thị trường sử dụng để hỗ trợ cho một số xác định các khách hàng chiến lược và cả khách hàng có tiềm năng khác”. Nói cách khác, ABM là cách tiếp cận khách hàng có tiềm năng mua hàng cao nhất, là cách làm tập trung vào chất lượng thay vì số lượng.
Nghiên cứu được thực hiện bởi ABM Leadership Alliance và ITSMA cho thấy 76% nhà tiếp thị xác nhận ROI của phương pháp ABM cao hơn bất kỳ chiến lược tiếp thị nào khác trong năm 2020. Ngoài ra, sau khi áp dụng ABM, 71% doanh nghiệp B2B củng cố được mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, tăng 55% doanh thu, tăng 34% danh tiếng thương hiệu.
Xem thêm ngay bài viết: "Gà mờ cũng có thể viết content hay và chất nếu áp dụng được bí kíp này".
Mong rằng với 7 xu hướng trên của Content Marketing trong năm nay đã giúp bạn cập nhật nhanh xu hướng. Từ đó có thể đưa ra những phương án marketing phù hợp với thị trường và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hãy để lại ý kiến thắc mắc hoặc đóng góp ngay dưới phần bình luận bạn nhé!
Chia sẻ ngay nếu bạn thấy bài viết hữu ích!
SSK xin chân thành cảm ơn!
Để lại bình luận
5