- SEO là gì? Tất tần tật kiến thức căn bản về SEO giúp bạn bắt đầu đúng hướng
- SEO Onpage là gì? Điểm mặt 10 chiến thuật tối ưu Onpage thần tốc
- UI UX là gì? Phân biệt rõ thiết kế UI và UX để tối ưu website hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách lập dàn bài hiệu quả cho người mới học viết content. Các nhà quản lí, lãnh đạo và leader có thể chia sẻ cho nhân viên của mình để học cách làm content nhanh và hiệu quả nhé!
Vì sao cần lập dàn bài khi viết content
Việc lập dàn bài (hay nói đúng hơn là lập dàn ý) sẽ giúp bạn viết bài được trôi chảy hơn, mạch lạc hơn và quan trọng là. Viết nhanh hơn rất nhiều. Việc lập dàn bài căn bản sẽ giúp chúng ta:
- Định hình rõ ràng những gì mình muốn truyền đạt.
- Tạo ra mục lục cho bài viết (giúp người đọc dễ hiểu).
- Liệt kê ý tốt hơn, không bị lan man (lặp đi lặp lại).
- Phản xạ nhiều ý tưởng hơn khi làm brainstorming (tìm ý lập dàn bài).
- Biết được "kết quả" mà mình muốn đạt được khi viết bài (cái này hơi lạ nè hehe, có ai có cảm giác giống Minh không).
Thực ra, việc lập dàn bài cũng giống như bạn đang đi tổng hợp ý tưởng của mình lại, xem xét thêm các ý tưởng từ sách, từ khóa học, từ ebook, từ các chuyên gia khác để tạo nên một phiên bản đặc biệt nhất và khủn nhất về chủ đề mà mình đang viết.
Việc có được một nội dung đầy đủ nhất cũng sẽ khiến bài viết của bạn trông uy tín hơn và cũng đem lại nhiều giá trị hơn cho người dùng (thay vì họ phải xem 10 bài, thì xem 1 bài của bạn là đủ rồi).
Nhưng quan trọng hơn nữa. Việc lập dàn bài hay nói đúng hơn là đi tìm tòi kiến thức để lập dàn bài cũng chính là cách mà chúng ta học.
Khi đi tìm hiểu, chúng ta sẽ được đọc những kiến thức mới, khi tổng hợp các kiến thức mới lại và viết theo văn phong của mình thì chúng ta cũng sẽ học nó. Sau khi viết chúng ta chỉnh sửa, đọc lại nội dung thì chúng ta cũng sẽ học lại một lần nữa.
Ngoài ra, khi bạn lên một outline cụ thể thì sẽ giúp cho bài viết logic và không bị lủng củng (thừa hoặc bị thiếu nội dung).
Vì vây, việc lập dàn bài là cơ hội để chúng ta học được nhiều hơn (hãy cố gắng đi tham khảo càng nhiều nơi càng tốt để lập dàn bài).
Xem thêm bài viết: "SEO Onpage là gì? Điểm mặt 10 chiến thuật tối ưu Onpage thần tốc." tại đây!
Lưu ý để lập dàn bài tốt hơn
Có rất nhiều người gặp khó khăn trong việc này, họ lập theo nhiều cách nhưng càng lúc họ càng bị bí ý tưởng và không thể viết được cả tiêu đề chứ đừng nói lập ra cả dàn bài. Nếu bạn gặp trường hợp này, hãy tuân thủ các quy tắc sau đây:
Hãy sử dụng Brainsorming
Nói đơn giản: Brainstorming là một hình thức động não, suy nghĩ để tìm ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Quan trọng nhất là bạn phải checklist all tất tần tật các vấn đề, các kiến thức, các checklist có liên quan tới chủ đề mà mình đang viết đã, "càng nhiều càng tốt", càng nhiều thì lát mình sẽ càng dễ dàng ghép ý, càng dễ đưa vào các chuyên mục.
Tập vẽ sơ đồ hình nhánh:
Đây là một cách cực kì đơn giản để mình hiểu vấn đề, phân tích vấn đề và tìm chủ đề cho mọi vấn đề. Điều quan trọng nhất là phải xác định được những chuyên mục chính trong bài viết (phần brainstorming.
Bạn sẽ nhóm ý phụ vào 1 cục, và tìm tiêu đề phù hợp cho nó. Việc vẽ sơ đồ hình nhánh thường xuyên sẽ tập cho chúng ta tư duy bố cục, tư duy phân tích rõ ràng, rành mạch hơn trong việc viết bài. Dĩ nhiên, vẽ sơ đồ hình nhánh là 1 công thức tuyệt đỉnh cho việc lập dàn bài:
Chủ đề chính:
I. Một la mã
1. Một nhỏ
a) a nhỏ
b) b nhỏ
c) C nhỏ
2. Hai nhỏ
3. 3 nhỏ
II. Hai la mã
III. ba la mã
Luôn tham khảo dàn bài của người khác
Đây là điều cực kì quan trọng trong bài viết. Nếu bạn là người có kiến thức nhiều thì không sao, nhưng nếu mình là người mới thì bạn nên tập thói quen này (ngay cả những best content họ cũng làm điều này mỗi ngày).
"Không phải lúc nào chúng ta cũng có được một dàn ý hay"
Mỗi người đi trước đều là một tấm gương, mỗi người đi trước đề có những vết xe đổ. Càng đọc nhiều, càng xem nhiều chúng ta sẽ càng đúc kết được những thứ hay ho và quan trọng nhất là không lặp lại những sau lầm mà họ đã mắc phải.
Hãy tham khảo mục lục, hoặc nếu không có mục lục thì tự note lại ý của họ xem họ đã triển khai ý như thế nào (phương pháp tự học).
Dùng giấy để viết dàn bài thay vì máy tính
Này là thói quen của rất hay mà mình khám phá ra được, mình thấy việc dùng viết sẽ cho mình một cảm giác rất khác biệt, nó sẽ khiến nhận thức của mình rõ ràng hơn và sự sáng tạo trong đầu cũng nảy ra nhiều hơn.
- Viết là một hành động, khiến chúng ta tập trung hơn vào những gì chúng ta đang viết.
- Viết là một thói quen, nó gắn kết với việc học, nó sẽ đánh thức trí não của chúng ta, dễ tiếp thu, dễ học hỏi, dễ sáng tạo hơn.
- Viết là một trải nghiệm, nghe - nói - đọc - viết, khi viết rồi chúng ta sẽ nhớ nhiều hơn chúng ta chỉ đọc (việc note trên điện thoại hay máy tính không nhớ được bằng việc viết)
- Viết là một trong những kỹ năng quan trọng, việc viết ra giấy thường xuyên cũng giúp cho chúng ta cải thiện kỹ năng viết.
Hãy viết thay vì dùng note, tập thói quen viết cũng giúp cho việc học của bạn được tốt hơn, kỹ năng viết là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong "nhóm kỹ năng tự học".
Xem ngay "Kỹ năng Tự học - vua của mọi kỹ năng - bài viết dài mong bạn đọc hết".
Các công thức để lập dàn bài
Việc lập dàn bài với người mới khá khó nhưng thực ra chúng ta đã được học kỹ năng lập dàn bài trong qua 12 năm học tập làm văn và đó chính là công thức:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết luận
Đây là công thức đơn giản nhất cho việc lập dàn bài, bất cứ khi nào bị đuối ý, chúng ta nên nhớ về nó.
Cụ thể:
Mở bài:
Đây là phần dẫn nhập vào câu chuyện của chúng ta và cũng là một trong những thứ quan trọng nhất của bài viết. Vì thực ra, 80% người đọc sẽ bỏ qua bài viết của bạn nếu phần mở bài của bạn không hay, không đúng những gì mà họ quan tâm, mở bài bao gồm:
- Chủ đề mà bạn viết (có hấp dẫn người dùng hay không)
- Tiêu đề của bạn có thực sự sáng tạo hay không? (gây kích thích đọc)
- Phần dẫn bài của bạn có " cuốn" hay không?
Mình thực sự rất thích bước viết phần mở đầu của mỗi bài viết, vì nó kích thích sự sáng tạo tột độ. Mình phải chọn chủ đề gì để tạo ra giá trị và hấp dẫn ta, tiêu đề đọc như thế nào hấp dẫn nhiều người click nhỉ, làm sao để viết phần mở đầu cuốn hút đây? Và đây là 10 cách viết phần mở bài mà mọi người sẽ thường xuyên thấy:
- Mở đầu bằng cách kể chuyện
- Mở đầu bằng một câu nói/ thành ngữ.
- Mở đầu bằng một sự kiện/thời sự
- Mở đầu bằng cách "BOOM", tạo sự ngạc nhiên đặc biệt.
- Mở đầu bằng các dữ liệu phân tích
- Mở đầu bằng một kiến thức
- Mở đầu bằng một câu hỏi (cái này hay dùng lắm nè)
- Mở đầu bằng cách kể về một người nào đó
- Mở đầu bằng một vấn đề
- Mở đầu bằng một sự khẳng định
- Mở đầu bằng sự giới thiệu.... (cái này là một dạng tăng uy tín)
Thân bài:
Lưu ý: Với những bài viết ngắn thì đôi khi chúng ta không cần chia ra từng phần, chỉ cần một đoạn văn ngắn là ổn. Nhưng bài viết này thì đang chia sẻ với cách bạn cách lên dàn bài đối với những bài viết trung bình và dài.
Sau khi chúng ta đã có một cái mở bài "bánh cuốn" rồi thì tiếp theo đó chúng ta phải trao cho họ những giá trị tương xứng. Các nội dung tiếp theo:
Kiến thức: cái này thì khỏi phải bàn cải rồi, như bài này là Minh đang viết theo dạng chia sẻ kiến thức.
- Vấn đề
- Lập luận cá nhân
- Câu chuyện
- Case study
- Luận điểm, luận cứ gì gì đó @@, cái này ai làm văn nghị luận biết nè
- Giải thích luận điểm, luận cứ
- Đưa ra thực trạng
- Đưa ra những trải nghiệm của mình hoặc của người khác
- Bằng chứng
Rất rất nhiều thứ chúng ta có thể áp dụng vào phần này. Ngoài ra, chúng ta còn có thể áp dụng các công thức cho thân bài như:
- Công thức Aida
- Công thức 4P
- Công thức SSS
- Công thức SMART
- Công thức 5W + 1H.
Các công thức sẽ được SSK chia sẻ chi tiết vào các bài viết sau nhé!
Kết bài:
Phần này là phần chốt vấn đề và đúc kết lại những gì bạn đã nói. Đôi khi khách hàng đọc xong bài viết và không cảm nhận được gì hoặc quên mất những gì mà mình đã viết. Vậy nên đoạn kết phải tổng hợp lại những ý chính mà toàn bộ đã đề cập để người đọc có thể hình dung một cách dễ dàng và nhanh nhất.
Mỗi ý phải có sự liên kết với nhau:
Sau khi viết bài xong bạn cần đọc lại bài viết của mình để xem lại các ý và bố cục xem đã logic và hợp lí chưa. Một số thường gặp như:
- Trùng ý, lặp ý (1 ý nhưng mình viết ra thành nhiều khái niệm khác nhau)
- Các ý không liên quan với nhau
- Các nhóm chủ đề dư thừa
- Các ý không đem đến giá trị cho người dùng.
Các phần trong bài viết của mình đều phải truyền đạt giá trị. Giữ vững tâm thế đó nên cứ mỗi lần viết lan man, viết dài dòng, viết không thực tế là bạn phải xóa ngay đi phần đó. Khi bạn lập dàn bài cũng vậy, bạn đang tạo ra một bài viết liền mạch, lập dàn ý chính là "tạo ra một bản đồ" khiến cho người dùng có thể đọc xuyên suốt từ trên xuống dưới.
Chú ý:
- Mỗi "la mã" phải là cụm ý quan trọng - một chủ đề lớn
- Mỗi ý trong bài viết phải bổ sung cho chủ đề lớn, giúp phân tích chủ đề lớn tốt hơn
- Mỗi câu chuyện, mỗi case study trong bài đều phải phù hợp với chủ đề.
Đọc thật kỹ các ý và nhóm ý cũng là một kỹ năng, càng làm nhiều thì khả năng trình bày ý tưởng trong văn bản sẻ càng tốt.
Bài viết trên đã giúp bạn hình dung rõ nét nhất về cách lên một dàn bài hiệu quả nhất. Chúng ta nên học hỏi dàn bài từ những người đi trước, học công thức của họ cũng như tránh đi lại vết xe đổ mà họ đã đi qua. Hãy chú ý đọc các MỤC LỤC bài viết trên các blog hoặc trong sách để cải thiện kỹ năng lập dàn bài tốt hơn nhé!
Mong rằng bài viết "Gà mờ cũng có thể viết content hay và chất nếu áp dụng được bí kíp này" sẽ giúp ích được cho bạn trong câu chuyện nên bắt đầu viết content như thế nào?
Hãy để lại ý kiến thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp ngay dưới đây để bài viết có thể hoàn thiện hơn nhé!
Chia sẻ bài viết ngay nếu như bạn thấy nó hữu ích!
SSK xin chân thành cảm ơn!
Để lại bình luận
5