- Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing bạn nên biết càng sớm càng tốt
- Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng email marketing?
- Mô hình marketing 7P là gì? Bạn hiểu gì về marketing mix?
Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh. Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về mọi mặt và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút.
Chính vì thế, marketing đặc biệt là marketing hiện đại đang là một “vũ khí” vô cùng đắc lực để các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của marketing. Vậy marketing là gì? Hiểu như nào về nghề marketing.
Marketing là gì?
Định nghĩa Marketing
Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia: "Marketing là quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Tập trung vào khách hàng, một trong những thành phần hàng đầu của quản lý doanh nghiệp. Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định nghĩa sau: “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông."
Marketing là quá trình biến đối tượng khách hàng mà bạn nhắm tới thành khách hàng tiềm năng, để hỗ trợ cho khâu bán hàng một cách dễ dàng hơn.
Hiểu một cách ngắn gọn hơn về marketing:
Marketing là quá trình biến đối tượng khách hàng mà bạn nhắm tới thành khách hàng tiềm năng, để hỗ trợ cho khâu bán hàng một cách dễ dàng hơn.
Định nghĩa marketing là gì Philip Kotler:
“Marketing is the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of target market at a profit”.
Tạm dịch:
“Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thoả mãn những vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp”.
Khái niệm này của Marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí, và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch, các mối quan hệ, thị trường.
Vậy suy cho cùng: “Bản chất của marketing là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”.
Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được.
Xem thêm ngay bài viết: "Mô hình marketing 7P là gì? Bạn hiểu gì về marketing mix?"
Vì sao marketing lại quan trọng?
Vai trò của marketing là gì?
Vai trò chi phối của thị trường đối với hoạt động của các doanh nghiệp càng ngày càng mạnh mẽ. Điều đó thôi thúc các công ty cần đến những biện pháp và kỹ thuật Marketing trong việc tổ chức điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của mình.
Marketing giúp gia tăng nhận thức thương hiệu
Marketing giúp người tiêu dùng nhận biết về sản phẩm, dịch vụ của bạn được dễ dàng hơn. Để mua một sản phẩm, khách hàng của bạn cần có những thông tin về chức năng, cách sử dụng và nhiều vấn đề khác.
Giúp cân bằng tài chính doanh nghiệp
Marketing là một cuộc chơi dài hơi và tốn kém, các nền tảng marketing hiện đại ngày càng ngốn nhiều ngân sách quảng cáo hơn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc ứng dụng marketing đúng cách sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Không những vậy, marketing còn giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp lớn hơn.
Tăng sự tương tác
Sự tương tác của khách hàng ngày nay được coi là thước đo cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điểm này càng đúng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Marketing giải quyết câu hỏi làm sao để giữ chân khách hàng trước khi họ bước ra khỏi cửa hàng, hoặc làm sao để lấy được số điện thoại của khách hàng trước khi họ thoát khỏi trang web hay một trang mạng xã hội của doanh nghiệp.
Người tiêu dùng tương tác với doanh nghiệp càng nhiều thì niềm tin của họ với doanh nghiệp càng gia tăng, và từ đó họ sẽ có thể trở thành khách hàng lý tưởng trong tương lai.
Marketing giúp tăng doanh thu
Marketing quan trọng vì marketing giúp bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Điểm cốt yếu của bất kỳ công ty nào cũng là kiếm được tiền và marketing là một phần không thể thiếu để giúp đạt được điều đó.
Marketing giúp doanh nghiệp tăng độ uy tín
Marketing là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn có thể mở rộng và phát triển hơn. Quá trình thực hiện marketing sẽ giúp bạn tiếp cận được cả khách hàng cũ và khách hàng mới. Thông qua các hoạt động marketing, khách hàng có thể hiểu rõ về thương hiệu của bạn hơn từ đó bạn có thể dễ dàng xây dựng niềm tin và giúp gia tăng mức độ uy tín của doanh nghiệp.
Những loại hình marketing nào phổ biến nhất?
- Multi-level Marketing
- Social Media Marketing
- Word of Mouth Marketing (WOMM)
- Content marketing
- Email Marketing
- Influencer Marketing
- Digital Marketing
- Brand Marketing
- Video Marketing
- Print Marketing
- Search Engine Marketing
- Paid Advertising
- Automation Marketing
- Inbound Marketing
- Outbound Marketing
- Trade Marketing
- Affiliate Marketing
Marketing bao gồm những mảng nào?
Marketing phát triển theo sự phát triển của thời đại của thời kỳ đó, cho nên nên mình đánh giá tiếp thị là một lĩnh vực rất rộng lớn bao gồm:
- Relationship development (Xây dựng và phát triển các mỗi quan hệ mua – bán, bạn có thể xem thêm về Trade Marketing)
- Brand (thương hiệu)
- Design (thiết kế ở đây là nghiên cứu, định hướng ngoại hình sản phẩm, phong cách thương hiệu thành những bản thiết kế cụ thể)
- Price (định giá – chiến lược giá)
- Marketing research (nghiên cứu thị trường)
- Consumer psychology (tâm lý người tiêu dùng)
- Digital Marketing ( Advertising, SEO,..)
- Measuring (đo lường hiệu quả)
- Thậm chí là, Marketing Analytics.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề marketing tại đây!
Mong rằng bài viết: "Marketing là gì? Những hình thức marketing phổ biến nhất hiện nay" sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể và kiến thức cơ bản nhất của marketing để làm nền tảng cho những phát triển sau này.
Hãy để lại ý kiến thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp ngay dưới đây để bài viết có thể hoàn thiện hơn nhé!
Chia sẻ bài viết ngay nếu bạn cảm thấy hữu ích nhé!
SSK xin chân thành cảm ơn!
Để lại bình luận
5