- ASO và những điểm khác biệt với SEO? Hiểu rõ để phân biệt - bạn không nên bỏ qua
- Black Hat ASO là gì? Những sai lầm cơ bản trong ASO
- Các bước ASO cơ bản cho ứng dụng - tối ưu hiển thị store
Trong bài viết này mình sẽ thực hiện một báo cáo mẫu phân tích ASO của ứng dụng cần có những tiêu chí gì, và được thể hiển thị như thế nào? Tại sao lại cần một bản phân tích ASO cho ứng dụng. Nhất là đối với các ứng dụng có lượng người dùng thường xuyên tương đối lớn trở lên.
Thực tế không phải nhà quản trị nào cũng có khả năng phân tích hiệu suất ứng dụng của chính họ. Không kể việc phân tích này mất thời gian và công sức. Tương đương với một bản phân tích sản phẩm.
Báo cáo phân tích ASO là gì?
Báo cáo phân tích ASO là một bản báo cáo tổng thể ứng dụng, bao gồm các chỉ số cơ bản về hoạt động, tương tác của ứng dụng. Và các báo cáo mở rộng bao gồm các thông tin thị trường của ứng dụng. Báo cáo phân tích ASO sẽ giúp bạn:
- Đưa ra các thông tin về hiệu suất hoạt động của Ứng dụng
- Đưa ra các gợi ý (suggest) về quá trình điều hành marketing tiếp theo của ứng dụng
- Chỉ ra những điểm đạt/chưa đạt của ứng dụng
- Chỉ ra thị trường tiềm năng của ứng dụng giúp bạn có chiến lược tăng lượt cài một cách chính xác nhất.
Báo cáo phân tích ASO cần có các chỉ số nào?
Phần 1: Các chỉ số cơ bản
1. DAU - WAU - MAU
Thông số về khách hàng (User): Chỉ ra được quá trình, thói quen, và mức độ sử dụng của User đối với ứng dụng. Thông qua các chỉ số cơ bản như DAU (Daily Active User - Tỉ lệ user hoạt động hàng ngày), WAU (Weekly active user - Số lượng user hoạt động hàng tuần), MAU. (Monthly Active User - Tỉ lệ user active hàng thàng).
2. RR1 - RR7 - RR30
Ngoài ra các chỉ số về tỉ lệ user quay trở lại RR (Retention Rate) cũng được các nhà phát triển ứng dụng quan tâm. Các chỉ số được chú ý là RR1, RR7, RR30
3. Thu nhập của ứng dụng từ quảng cáo
Chỉ số về thu nhập của Ứng dụng, giúp các nhà quản trị ứng dụng phân tích được thu nhập theo thị trường. Các số liệu eRPM nhằm đánh giá thu nhập từng thị trường. Và chất lượng của ứng dụng.
Chỉ số thu nhập chỉ được phân tích, với các ứng dụng có Target MMO từ mạng Admod, hoặc Apps Store.
4. Chỉ số về xếp hạng và phản ánh về ứng dụng trên store (Rate and reviews)
Là chỉ số về mức độ yêu thích của User với ứng dụng của bạn. Nếu ứng dụng càng được yêu thích, Rate sẽ càng cao.
Ngoài ra Reviews là những ý kiến của User về ứng dụng. Thực tế cho thấy, ứng dụng của bạn càng được User yêu thích, số lượng Reviews khen ngợi bạn sẽ càng nhiều.
Rate và Reviews là một trong những chỉ số quan trọng của Ứng dụng. Được store nắm bắt tự động, nhằm đề xuất ứng dụng của bạn trong các danh sách gợi ý của họ.
5. Chỉ số lỗi Crashes và chỉ số lỗi server (ANRs)
Chỉ số lỗi giúp nhà quản lý đánh giá được chất lượng của ứng dụng. Nhất là với các ứng dụng có kết nối server nhằm trao đổi dữ liệu.
Quan trọng: Việc đưa ra các chỉ số này không khó, chỉ cần là quản lý dịch vụ biết đọc chỉ số từ trong các bản báo cáo của các store, đều có thể đọc được chỉ số. Tuy nhiên để phân tích và nhìn nhận ra xu hướng, cũng như các yếu tố tương tác của chỉ số thường sẽ đòi hỏi chuyên gia ASO có kinh nghiệm nắm bắt các thông tin cần thiết.
Phần 2: Các chỉ số về hiệu suất xuất bản ứng dụng (Store listing Performance)
Việc xuất bản ứng dụng, và quản trị hiển thị ứng dụng đúng cách sẽ giúp hiệu xuất listing trên store được phát huy. Ở chiều ngược lại, các nội dung mà ứng dụng phản ánh không đúng với giá trị của ứng dụng mang lại. Sẽ không thu hút được User, và dẫn tới việc không tối ưu được hiệu suất xuất bản.
Các chỉ số chính trong SLP bao gồm:
- Store listing acquisitions - Chỉ số cài đặt/truy cập trang ứng dụng. Chỉ số này cho thấy hai vấn đề. Thứ nhất: Trang xuất bản ứng dụng của bạn có thuyết phục được User cài đặt hay không/ Thứ hai số lượng user bạn tiếp cận có đúng với user mục tiêu hay không.
- Traffic sources: Chỉ số về nguồn traffic của User cài đặt. Là chỉ số phân tích 4 nguồn user cài đặt chính của mỗi ứng dụng. Từ đó cho nhà quản trị ứng dụng biết, nguồn traffic nào hiệu quả với ứng dụng của bạn.
- Store listing conversion rate: Đây là chỉ số đánh giá tỉ lệ chuyển đổi thành User/lượt xem theo vùng lãnh thổ (Quốc gia). Chỉ số này khá quan trọng với các ứng dụng có thị trường Global. Nhưng không quan trọng lắm với các ứng dụng 1 ngôn ngữ, 1 location.
Phần 3: Đánh giá về Keywords và đối thủ cạnh tranh
Đánh giá Keywords và đối thủ cạnh tranh thường là một bản báo cáo có tính cá nhân hóa đối với từng ứng dụng.
Để đưa ra được báo cáo này, ứng dụng cần xác định được nhóm các từ khóa chính; từ khóa phụ; các từ khóa dài hạn; các từ khóa mùa vụ.
Hầu hết các nhà quản trị ứng dụng đơn thuần, sẽ không có một bản báo cáo chính xác về keywords, bởi họ không có phương pháp để xác định chính xác từ khóa mình cần, hay User của ứng dụng cần.
Báo cáo về từ khóa thường sẽ có chỉ số đo traffic cơ bản của từ khóa, đo mức độ cạnh tranh của từ khóa.
Báo cáo này cũng sẽ chỉ ra top 3 đối thủ cạnh tranh, ứng dụng cần vượt qua, nếu muốn cạnh tranh được ở các từ khóa mình mong muốn.
Kết luận: Về báo cáo chỉ số ASO
Nhìn chung các chuyên gia ASO chuyên nghiệp sẽ đưa ra 4 nhóm chỉ số cần đánh giá với một ứng dụng.
- Thứ Nhất: Nhóm chỉ số về chất lượng ứng dụng.
- Thứ Hai: nhóm chỉ số về phát triển ứng dụng
- Thứ Ba: Nhóm chỉ số đo lường mức độ yêu thích của User
- Thứ Tư: Nhóm chỉ số đánh giá về MMO của ứng dụng (Với các ứng dụng MMO)
Việc phân tích các chỉ số này, sẽ giúp nhà quản trị ứng dụng, biết ứng dụng cần được cải thiện ở các chỉ số nào. Nhằm đạt được KPI mong muốn.
Nếu bạn không thể tự phân tích hiệu suất ứng dụng của mình. Hoặc bạn đang phân vân không biết nên vận hành ứng dụng tiếp theo như thế nào. Có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn một bản Báo cáo phân tích ASO hoàn chỉnh.
Bài viết thực hiện bởi HoanLT
Liên hệ với mình qua Facebook: SSK Hà Nội
Vui lòng không copy.
Để lại bình luận
5