Có rất nhiều người vẫn không biệt được rõ thậm chí là nhầm lẫn giữa 2 khái niệm brand marketing và trade marketing nhất là khi e-commerce trở nên phổ biến. Nội dung bài viết sau đây hy vọng sẽ phần nào giúp các bạn có cái nhìn cụ thể và rõ ràng về 2 khái niệm trên.

1. Trade Marketing là gì?

Trade Marketing là những hoạt động hỗ trợ các công việc bán hàng, được hiểu là cầu nối giữa bộ phận bán hàng và Marketing. Thông qua sự hiểu biết về người mua hàng (shopper) và khách hàng (customer). Cụ thể là các đối tác phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và các khách hàng làm trọng điểm, nhằm hướng đến mục tiêu doanh số, thị phần và lợi nhuận cho công ty.

Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing bạn nên biết càng sớm càng tốt
Trade Marketing là gì?

Trade Marketing là khâu cuối cùng đánh vào quyết định thực hiện mua hàng của người mua, vậy nên, chúng ta có thể miêu tả các công việc chính của bộ phận Trade Marketing là việc thực hiện hoạt động truyền thông tại điểm bán lẻ, các chương trình truyền thông đó bao gồm các hoạt động sau:

  • POSM: đặt vật phẩm quảng cáo, kệ trưng bày, băng rôn,…
  • Tổ chức sự kiện: trình diễn nghệ thuật, tư vấn,…
  • Khảo sát thị trường, nhu cầu của khách hàng trực tiếp
  • Làm việc với nhà phân phối, đối tác như siêu thị, đại lý,…
  • Là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với nhân viên bán hàng.

2. Brand marketing là gì?

Brand Marketing là các hoạt động nhằm củng cố niềm tin, xây dựng thế mạnh thương hiệu. Cụm từ Brand Marketing thường để chỉ những hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như TV, radio, báo chí, Billboard, Banner,… và những bài Pr trên mạng xã hội. Cụm từ này đã xuất hiện phổ biến trong 3 năm trở lại đây tại Việt Nam, ra đời sau thuật ngữ Trade Marketing cũng khá muộn. 

Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing bạn nên biết càng sớm càng tốt
Brand marketing là gì?

Brand Marketing là khuynh hướng phát triển của Marketing hiện đại. Trước đây, Marketing chỉ chú ý đến sản phẩm, chiến lược xoay quanh sản phẩm. Tuy nhiên, sau cùng của thế kỷ 21, các tập đoàn đa quốc gia đã tiên phong trong mô hình Marketingvà quản trị lấy thương hiệu (brand) làm trung tâm của chiến lược. 

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: "Cách đo lường các chiến dịch người ảnh hưởng và cách tăng chuyển đổi hiệu quả."

3. Sự khác nhau giữa Trade Marketing và Brand Marketing

Chúng ta có thể dựa vào sự so sánh của hai đối tượng sau để hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu mà Trade Marketing và Brand Marketing hướng đến đó chính là người mua hàng (shopper) và người tiêu dùng (consumer)

Phân biệt giữa người mua hàng (shopper) và người tiêu dùng (consumer)

Người mua hàng (shoppers) là người đưa ra quyết định tại điểm bán. Tuy nhiên, không hẳn là người mua hàng là người sử dụng, tiêu dùng sản phẩm cuối cùng. Trong khi đó, người tiêu dùng (consumers) là những người sử dụng sản phẩm cuối cùng.

Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing bạn nên biết càng sớm càng tốt
Phân biệt giữa người mua hàng (shopper) và người tiêu dùng (consumer)

Chúng ta có thể lấy ví dụ sau: Với mặt hàng sữa, người mua hàng (shopper) là những bà mẹ, tuy nhiên, người tiêu dùng sản phẩm là con của họ, những em bé, vậy thì các em bé là người tiêu dùng (consumer).

Tâm lý của người mua hàng bên trong và bên ngoài cửa hiệu rất khác nhau. Trước khi vào điểm bán, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động truyền thông. Tuy nhiên, vào điểm bán, họ có thể thay đổi ý định mua thương hiệu đó vì thấy thương hiệu khác có các hoạt động giảm giá, khuyến mại. Đó chính là vai trò gián tiếp trực tiếp của Trade Marketing và Brand Marketing khi xây dựng các chương trình với đối tượng mục tiêu của họ. 

Phân biệt giữa Trade Marketing và Brand Marketing

Từ hai khái niệm trên, ta có thể thấy, Trade Marketing sẽ tác động tới người mua hàng (shoppers), còn Brand Marketing sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Ngoài ra, để phân biệt giữa Trade Marketing và Brand Marketing, ta có thể dựa vào chức năng của nó như sau: 

  • Brand Marketing giúp khách hàng yêu thích, tin tưởng thương hiệu. Trade Marketing thúc đẩy hành vi mua hàng tại điểm bán của người mua hàng.
  • Brand Marketing tiếp xúc gián tiếp với khách hàng qua các phương tiện truyền thông. Trade Marketing tiếp xúc trực tiếp với người mua hàng.
  • Brand Marketing kéo khách hàng đến công ty. Trade Marketing đẩy hàng hóa tiếp cận với khách hàng.
  • Brand Marketing mang tính lâu dài. Trade Marketing mang giá trị tức thời.
Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing bạn nên biết càng sớm càng tốt
Phân biệt giữa Trade Marketing và Brand Marketing

Hai khái niệm Trade Marketing và Brand Marketing dễ dàng phân biệt khi dựa vào phân biệt hai đối tượng chính mà chúng hướng tới đó là người mua hàng (shopper) và người tiêu dùng (consumer). hoặc dựa vào chức năng, đặc điểm riêng. Nắm rõ tính chất của từng lĩnh vực sẽ giúp bạn hiểu rõ các yêu cầu của từng công việc trong hai bộ phận này.

Xem thêm bài viết: "ASO và những điểm khác biệt với SEO? Hiểu rõ để phân biệt - bạn không nên bỏ qua" tại đây!

Trên đây là "Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing bạn nên biết càng sớm càng tốt". Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và cụ thể về 2 khái niệm trên.

Hãy để lại ý kiến thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp ngay dưới đây để bài viết có thể hoàn thiện hơn nhé! Ban quản trị Website trân thành cảm ơn bạn!

HaNT, Theo Reviview 365 tổng hợp