- Chiến thuật thấu hiểu khách hàng hàng - bài viết hữu ích cho mọi đối tượng
- Nghệ thuật chăm sóc khách hàng Omotenashi: đi từ trái tim đến trái tim
- Nghệ thuật "dụ dỗ" giúp khách hàng vui vẻ "rút ví" chi tiền
Nhiều bạn sinh viên mới ra trường còn đang phân vân không biết nên chọn agency hay client để phát triển bản thân. Vậy thì đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
“Tôi nên theo con đường Agency hay Client?” Đây là một trong những bài toán “khó giải” nhất đối với các bạn sinh viên mới ra trường. Mỗi loại hình công ty sẽ có những đặc thù công việc, quy trình làm việc và văn hóa môi trường rất khác nhau. Vậy sự khác biệt giữa agency và client là gì? Và đâu sẽ là con đường phù hợp với bạn?
Sự khác biệt giữa Client và Agency là gì?
Môi trường làm việc tại Client
Client là một môi trường mà ở đó Marketer sẽ là người tham gia tất cả các khâu từ ý tưởng phát triển sản phẩm đến làm thế nào để đưa nó đến tay người tiêu dùng, xây dựng chiến lược Marketing và triển khai từ quảng cáo đến truyền thông cũng như những đối tác liên quan để phát triển sản phẩm và thực hiện quy trình Marketing một cách tốt nhất.
Đi kèm với việc có thể làm chủ toàn bộ quy trình, làm theo ý tưởng của mình thì Marketer cho Client là người phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho các mục tiêu đã đưa ra cũng như là người theo sát với mọi quá trình kể cả với các đối tác. Đối với nhiều doanh nghiệp, Client là một bộ phận vô cùng quan trọng để có thể đưa sản phẩm ra thị trường cũng như định hướng và quyết định một phần không hề nhỏ đến hiệu suất kinh doanh.
Thế nhưng đổi lại áp lực khi làm trong các công ty Client cũng rất lớn. Bạn không chỉ phải tham gia gần như tất cả các công đoạn sản xuất, đưa chúng ra thị trường, tới đối tác... mà còn phải chịu trách nhiệm với KPi ban đầu, về sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, thương hiệu và sản phẩm. Nên bạn sẽ thấy các công ty Client đa phần khá nguyên tắc, coi trọng số liệu, sự quản lý đội ngũ nhân viên và sự kết nối với các bên đối tác khác hơn.
Môi trường làm việc tại Agency
Ngược lại, Agency lại là một môi trường khá “mở” khi các Marketer được tiếp xúc với khá nhiều khách hàng cũng như lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể dành sự tập trung tuyệt đối vào chuyên môn của mình cũng như đơn hàng mà mình nhận được, đưa ra tư vấn và gợi ý cho khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng chính là một mặt trái khi làm Marketing tại một Agency, bạn chỉ có thể là người tư vấn và khách hàng mới là người quyết định và đây cũng là một trong những áp lực mà Agency gặp phải.
Agency cung cấp và đem giải pháp tiếp thị tới khách hàng của mình, do đó môi trường làm việc của Agency cũng rất linh hoạt, mới mẻ và nhiều phong cách khác nhau, mỗi ngày đều có những sự đổi mới, văn hóa mới, doanh nghiệp, sản phẩm mới... Thế nhưng Agency vẫn cần sự đồng ý chấp thuận từ bên Client của mình.
Agency và Client, nên chọn con đường nào?
Chắc hẳn sau khi đọc xong phần trên thì bạn đã hiểu rõ được sự khác nhau giữa agency và client. Từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Vậy thì con đường nào phù hợp cho bạn?
Tố chất cần có ở Client và Agency
Công việc ở Client hay Agency đều yêu cầu sự am hiểu về vị trí, văn hóa công ty mà bạn sắp ứng tuyển vào. Một mặt để bạn không bị bỡ ngỡ khi vào làm việc cũng như thích nghi và có sự ăn nhập với công việc công ty. Ngoài ra, những kiến thức chuyên môn về marketing là một điều quan trọng không thể thiếu.
Tuy nhiên nhân viên Client và Agency cũng cần có những tố chất khác nhau.
- Những tố chất khi làm tại agency: hệ thống kỹ năng mềm thật vững vàng, sự sáng tạo, khả năng multi-task và đặc biệt, bạn phải thích ứng rất nhanh với lượng công việc dồn dập cùng văn hóa của công ty.
- Những tố chất khi làm tại client: điều mà nhà tuyển dụng muôn sở bạn là tư duy logic, khả năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và đặc biệt là kiến thức chuyên môn về Commercial cần cao hơn so với ở Agency.
Những vị trí công việc thường có trong một công ty Agency
Tương tự như một công ty, doanh nghiệp cơ bản, một công ty Agency cũng có những vị trí sau:
- Account Executive (Junior): đây là vị trí có nhiệm vụ tập trung vào kết nối, xây dựng và giữ mối quan hệ tốt với khách hàng/ đối tác của công ty, "cầu nối trung gian" thực hiện các công việc sắp xếp gặp mặt giữa agency và khách hàng của mình.
- Media Planners: tập trung lập kế hoạch truyền thông cho khách hàng/ đối tác, kiêm giải đáp hỗ trợ khách hàng để đạt được mục tiêu quảng cáo ban đầu. Có thể coi họ là một vị trí Agent.
- Copywriter: Có thể nói đây là vị trí thường thấy nhất trong các công ty Agency, họ làm nhiệm vụ đóng góp ý tưởng, truyền tải, miêu tả về sản phẩm/dịch vụ của công ty bằng ngôn từ sao cho hấp dẫn nhất. Có thể kể đến như viết slogan, content quảng cáo...
- Photographer: Là người chịu trách nhiệm về các sản phẩm hình chụp rồi chuyển sang các bộ phận design làm chất liệu để đồ họa và sáng tạo thành các hình minh họa quảng cáo.
- Designer: Là vị trí sáng tạo từ nội dung của Copywriter và bố cục ban đầu để có được những ấn phẩm in xuất bản hoặc quảng cáo.
Ngoài ra còn tùy thuộc vào các mô hình Agency khác nhau mà sẽ có những vị trí khác nhau như Film Director, Developer,...
Xem ngay bài viết: "Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing bạn nên biết càng sớm càng tốt".
Công việc của nhân viên Marketing tại Client bao gồm những vị trí nào?
Một Marketer làm việc tại Client có thể thực hiện được rất nhiều công việc trong ngành vì họ đã có được những kiến thức và am hiểu sâu sắc về sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ. Dưới đây chỉ là một vài vị trí mà một người làm Client phổ biến thường làm tại các công ty.
-
Quản trị thương hiệu - Brand Manager
Thương hiệu là một trong những yếu tố tối quan trọng để công ty khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thương trường. Một người đảm nhiệm vị trí Brand Manager đòi hỏi rất nhiều khả năng tư duy logic, phân tích dữ liệu chính xác, nhanh chóng, am hiểu sâu sắc thị trường cùng kinh nghiệm "tham chiến" thực tế qua thời gian. Không chỉ có vậy Brand Manager còn phải thực hiện công việc hỗ trợ các bộ phận khác đưa sản phẩm và thương hiệu của công ty tới khách hàng của mình, cuối cùng là thống nhất lên kế hoạch chiến dịch marketing hiệu quả.
-
Trade Marketing Manager
Hiểu đơn giản đó là người chịu trách nhiệm đưa sản phẩm của công ty tới tay khách hàng. Công việc của họ là xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, chi tiết, từ việc lên ý tưởng cho đến việc triển khai các chiến lược kinh doanh đó. Đặc biệt Brand Manager và Trade Marketing Manager luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau để đem về được doanh thu tốt nhất cho công ty của mình.
-
Quản trị truyền thông - Media Manager
Bất cứ công ty nào cũng phải có được kênh truyền thông mạnh của mình. Truyền thông ở đây có thể là các kênh Social, các kênh tìm kiếm Google, truyền hình. Những người Media Manager sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông hiệu quả và phù hợp, nhằm đưa thương hiệu quảng bá xa hơn, khẳng định uy tín và vị thế của công ty.
Agency và client, nên chọn làm việc ở đâu khi mới ra trường?
Đối với Sinh viên ngành Marketing mới tốt nghiệp, việc chọn lựa được một công việc phù hợp sẽ là bước khởi đầu tốt cho tổng thể sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên giữa Agency và Client bạn nên lựa chọn đơn vị phù hợp với tố chất bản thân.
Điều quan trọng hơn nữa, bất kỳ là công việc ở đâu, bạn cũng nên nỗ lực hết sức mình để có thể có những thành tựu cụ thể trong công việc. Phù hợp với mục tiêu của dự án, của tổ chức mà bạn đã tham gia.
Ở cả Agency và client, thì tố chất sáng tạo là một trong những yêu cầu then chốt đối với Marketer. Ngoài ra khả năng quản trị, khả năng lập kế hoạch và điều phối - triển khai công việc cũng là những yếu tố cần có để bạn có thể vững vàng trên con đường sự nghiệp.
Qua những phân tích nhỏ trên thì bạn đã chọn được mục tiêu chính xác cho con đường mình chuẩn bị chưa? Thử thách bản thân ngay thôi nào! Hãy để lại ý kiến thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp ngay dưới đây để bài viết có thể hoàn thiện hơn nhé!
Chia sẻ bài viết ngay nếu như bạn thấy nó hữu ích! SSK Hà Nội xin chân thành cảm ơn!
Để lại bình luận
5