- Referral marketing hiệu quả - 10 cách để khách hàng giới thiệu khách hàng mới
- 10 kỹ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân đỉnh cao trên mạng xã hội
- Kỹ năng Tự học - vua của mọi kỹ năng - bài viết dài mong bạn đọc hết
Marketing là một trong 10 ngành nghề có triển vọng nhất tại Việt Nam. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này lên tới con số 10.000 người/năm. Vì thế, ngành học Marketing rất thu hút các bạn trẻ khi lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên học ngành Marketing ra trường làm gì? và cơ hội thăng tiến của ngành này trong tương lai như thế nào? là câu hỏi mà người học cần hiểu thật cặn kẽ nhằm đảm bảo cơ hội nghề nghiệp sau này.
Học ngành Marketing ra trường làm gì?
Trong nền kinh tế hội nhập, việc đầu tư, sản xuất ngày càng cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp cần phải sở hữu cho mình những nhân tài trong lĩnh vực Marketing để khẳng định và duy trì chỗ đứng trên thị trường kinh doanh. Từ đó, ngành Marketing ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm theo học.
Bạn có thể làm việc trong 5 lĩnh vực sau:
- Nghiên cứu thị trường để hiểu người tiêu dùng, biết họ mong muốn điều gì
- Quản lý thương hiệu là công việc giúp tổ chức khẳng định, định vị được tên tuổi của họ trên thị trường đồng thời giữ vững hình ảnh thương hiệu như đã định vị
- Quảng cáo là các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin về sản phẩm nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm
- Quan hệ công chúng là tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, công ty nhằm mục đích chủ động gây dựng và giữ gìn các mối quan hệ với công chúng, cộng đồng.
7 lựa chọn nghề nghiệp giúp bạn phát triển bản thân với mức thu nhập "khủng"
Các lĩnh vực hoạt động của ngành Marketing khá rộng mở và có nhiều lựa chọn cho vị trí công việc phụ thuộc vào khả năng và sở thích của bạn. Học marketing làm gì? Dưới đây là 7 lựa chọn nghề nghiệp dành cho các bạn còn đang thắc mắc học Marketing ra trường làm gì. Nhìn chung, người học ngành Marketing sẽ có 2 con đường làm việc: làm việc cho các Agency hoặc làm việc In-house. Cùng tìm hiểu rõ hơn 2 con đường và 7 vị trí công việc cụ thể tại các tổ chức này.
Làm việc trong các agency
Agency là thuật ngữ chỉ các công ty chuyên về cung cấp các dịch vụ truyền thông, quảng cáo và tiếp thị. Bạn có thể hiểu đơn giản agency sẽ truyền thông tiếp thị cho nhiều công ty, các công ty, tổ chức là khách hàng (client) của họ, sản phẩm họ bán là dịch vụ truyền thông. Sau đây là các vị trí công việc cụ thể:
- Planner
Nhân viên planner là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị cho các bên khách hàng. Họ chính là những người nắm giữ vai trò “đầu não” trong mỗi chiến dịch.
Công việc chủ yếu của họ là nghiên cứu client, nghiên cứu thị trường, hiểu được công chúng mục tiêu của client, nghiên cứu đối thủ của client, đưa ra kế hoạch giải pháp nhằm giúp client đạt được mục tiêu do họ đặt ra.
Bạn có thể tham khảo: "Dịch vụ: Tư vấn chiến lược Digital Marketing dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ".
- Copywriter và Content Creator
Đây là các vị trí làm việc chủ yếu với ngôn từ, họ là những người chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ để làm nội dung của chiến dịch tiếp thị bao gồm slogan, tiêu đề, catalogue, tagline…. Hiện nay, phần nội dung không chỉ bao gồm chữ nghĩa mà còn có cả hình ảnh. Vì vậy, người làm content creator còn cần có tư duy hình ảnh tốt và viết brief (tạm dịch: bản tóm tắt mô tả) hình ảnh cho designer. Vị trí này khá lý tưởng cho những người có khả năng sử dụng ngôn từ tốt và đang băn khoăn học Marketing ra trường làm gì.
- Designer
Designer là nhân viên thiết kế. Họ là những người biến những ý tưởng của copywriter và content creator trở thành hình ảnh, video, gif… một cách trực quan nhất. Designer cần có tư duy hình ảnh tốt và có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế. Đây là công việc đòi hỏi sức sáng tạo và gu thẩm mỹ cao.
- Account
Account là vị trí chịu trách nhiệm kết nối giữa agency và client. Họ là người tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đàm phán ký kết hợp đồng, tiếp nhận các thông tin, yêu cầu của client, tạo mối quan hệ với khách, giữ vai trò liên hệ giữa client và đội ngũ sản xuất của agency. Hiểu một cách nôm na, account có công việc mang tính chất của sales trong agency tuy nhiên tác vụ của họ phức tạp hơn và yêu cầu có kiến thức chuyên môn về Marketing.
Làm việc trong các công ty client:
Khi tìm việc làm Marketing, bạn có một sự lựa chọn khác là làm ở công ty client tức là làm trong bộ phận Marketing của các công ty, tổ chức. Bạn tiếp thị chỉ cho duy nhất tổ chức bạn đang làm thay vì làm tiếp thị cho nhiều tổ chức. Về cơ bản, với những tổ chức lớn, bộ phận Marketing phát triển, họ cũng xây dựng phòng ban Marketing với các vị trí nhân viên content, designer, planner như trong agency. Tuy vậy, với các tổ chức nhỏ hơn hoặc phòng Marketing không có quy mô lớn thì bạn sẽ là người thực hiện rất nhiều tác vụ đôi khi là làm việc như planner lẫn content creator. Dưới đây là một số vị trí công việc trong client.
- Nhân viên/Trợ lý Marketing
Vị trí này thực hiện đa dạng các đầu việc tiếp thị bao gồm cả việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ xây dựng kế hoạch tiếp thị, thực hiện các tác vụ cụ thể trong kế hoạch tiếp thị, hỗ trợ các công việc khác trong phòng Marketing. Nếu bạn là người khá toàn diện các kỹ năng, kiến thức về Marketing thì có thể xem xét vị trí này khi đặt câu hỏi học Marketing ra trường làm gì.
- Nhân viên/Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Với những công ty lớn thì vị trí nghiên cứu thị trường có thể tách ra riêng so với nhân viên Marketing. Công việc của nhân viên nghiên cứu thị trường là tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin về khách hàng của tổ chức, phân tích đối thủ. Những thông tin mà họ đưa ra có giá trị rất lớn trong việc lên kế hoạch truyền thông tiếp thị.
- Nhân viên quan hệ công chúng
Nhân viên quan hệ công chúng trong các tổ chức sẽ chịu trách nhiệm các công việc về làm việc với báo chí, quản lý quan hệ với cộng đồng, xử lý khủng hoảng truyền thông, tổ chức sự kiện…
Các công việc nêu trên đều bắt đầu từ vị trí nhân viên phù hợp với người mới ra trường. Sinh viên mới ra trường thường đặt câu hỏi: Sinh viên mới ra trường cần làm gì để có công việc tốt, hãy bắt đầu từ các vị trí nhân viên, học hỏi kinh nghiệm và bạn sẽ thăng tiến dần trong tương lai nếu có năng lực và nỗ lực. Các vị trí thăng tiến tiếp theo sẽ là Manager, là Trưởng phòng Marketing, Giám đốc Marketing, Giám đốc Sáng tạo…
Xem thêm ngay bài viết: "Marketing là gì? Những hình thức marketing phổ biến nhất hiện nay".
Ngành Marketing đang mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ năng động, sáng tạo. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc học Marketing ra trường làm gì. Để có định hướng sớm nhất ngay từ khi chọn trường hoặc đang theo học tại trường.
Hãy để lại ý kiến thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp ngay dưới đây để bài viết có thể hoàn thiện hơn nhé!
Chia sẻ bài viết ngay nếu bạn cảm thấy hữu ích nhé!
SSK xin chân thành cảm ơn!
Để lại bình luận
5