- Marketing là gì? Những hình thức marketing phổ biến nhất hiện nay
- Top 7 xu hướng trí tuệ nhân tạo hàng đầu hiện nay
- Hướng dẫn lên chiến lược Marketing Automation đơn giản cho người mới bắt đầu
Trong Marketing, vị trí Account marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng và có một sức hấp dẫn nhất định đối với các bạn trẻ. Vì thế chỉ cần tìm kiếm một vòng internet là bạn đã nhận được hàng triệu kết quả, tốt có xấu có. Việc tiếp nhận quá nhiều thông tin trái chiều này sẽ khiến nhiều bạn thêm mơ hồ. Để giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan và thực tế về nghề Account Marketing, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết ngay dưới đây!
Account Marketing là gì?
Account là một từ tiếng Anh mà khi dịch ra tiếng Việt có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau. Một số nghĩa hay gặp nhất của account bạn có thể tham khảo để mở rộng vốn từ ngữ của mình như: chỉ sự tính toán, kế toán, sổ sách, bản kê khai, bản thanh toán, sự thanh toán, tài khoản, mảng khách hàng, lợi ích, báo cao, sự đánh giá, tầm quan trọng, giá trị,…
Ở mỗi trường hợp khác nhau thì account được hiểu theo nghĩa khác nhau để phù hợp với câu văn và vị trí đứng của nó trong câu. Tôi sẽ giúp bạn phân tích, khám phá về một vài trường hợp như thế, vậy nên hãy theo dõi tiếp nội dung bên dưới đây:
- Account đóng vai trò của một từ ngữ chuyên ngành xuất hiện ở trong rất nhiều ngành nghề, chúng ta dễ bắt gặp nó trong lĩnh vực cơ khí công trình, toán – tin, xây dựng, điện tử và viễn thông, kỹ thuật chung, đặc biệt là trong các ngành kinh tế,
- Account cũng được sử dụng nhiều trong nhóm các ngành như ngành kinh doanh, ngành dịch vụ, ngành quảng cáo, ngành marketing, tổ chức sự kiện. Account dùng để chỉ một khách hàng, hay chỉ đến một mối quan hệ sinh lòii cho doanh nghiệp hoặc công ty bạn.
Do tiếng Việt không có từ tương đương với nghĩa của account nên ta thường thấy mọi người hay dùng các từ như account management (việc quản lý quan hệ khách hàng), account executive (nhân viên quản lý khách hàng quan trọng của công ty, doanh nghiệp).
Vai trò của Account Marketing trong doanh nghiệp
Account manager chịu trách nhiệm gì?
Nếu không phân tích kỹ, việc duy trì phát triển mối quan hệ khách hàng rất dễ bị xem nhẹ. Khi chia nhỏ phạm vi và trách nhiệm của một AM, ta mới thấy tầm quan trọng của vị trí này. Các nhiệm vụ chính thường gồm:
- Thường xuyên giữ liên lạc với khách hàng
- Thực hiện phân tích và báo cáo dữ liệu
- Gia hạn hợp đồng và bán thêm,....
Nghề Account là một mắt xích quan trọng, vừa mang tính đối nội, vừa mang tính đối ngoại với các client (khách hàng). Họ là người đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng với doanh nghiệp, công ty vừa chăm sóc khách hàng và mang đến sự hài lòng cao nhất cho họ. Vì thế vị trí này cũng yêu cầu khá nhiều kỹ năng.
Xem thêm bài viết: "Marketing là gì? Những hình thức marketing phổ biến nhất hiện nay".
Những vị trí trong nghề Account Marketing là gì?
Hiện này, nghề Account Marketing được chia thành 2 vị trí chính là: Account Executive và Account Manager. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu khác nhau và đảm nhận những vị trí công việc khác nhau.
Vị trí Account Executive:
Account Executive là gì? Đây là cụm từ dùng để chỉ nhân viên thuộc bộ phận Account Marketing trong doanh nghiệp. Họ là nhóm người được xem như những nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo. Nhiệm vụ chính của Account Executive là giải quyết những vấn đề mà khách hàng gặp phải và mang lại sự hài lòng lớn nhất cho khách hàng.
Công việc thường ngày của Account Executive là:
- Giao tiếp với khách hàng: họ sẽ trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với khách hàng để thảo luận, xác định những nhu cầu, mong muốn về chiến dịch Marketing.
- Kết nối khách hàng với nhóm dự án: Account Executive sẽ trao đổi với khách hàng về các thông tin cụ thể của dự án: ý tưởng, ngân sách, thời gian tiến hành,.. Nếu khách hàng đồng ý và chốt phương án thì thực hiện ký kết hợp đồng dự án.
- Theo dõi và báo cáo tiến độ dự án: Account Executive theo dõi tiến độ dự án và báo cáo mỗi ngày với các cấp quản lý.
Vị trí Account Manager:
Nghề Account Manager là gì? Đây là cụm từ dùng để chỉ những người quản lý bộ phận Account ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo. Nhiệm vụ chính của Account Manager là quản lý các dự án ngay từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Account Manager là người quản lý bộ phận Account ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo
Công việc thường ngày của Account Manager là:
- Duy trì các mối quan hệ với khách hàng: Account Manager là người trực tiếp nhận thông tin từ khách hàng, sau đó chuyển tiếp về team để cùng xây dựng kế hoạch phù hợp.
- Thực hiện hợp đồng: Account Manager đảm nhiệm việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với khách. Họ cũng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động trong dự án với khách.
- Quản lý các dự án: Account Manager nhận báo cáo từ Account Executive để đánh giá từng giai đoạn trong chiến dịch Marketing có đạt được doanh số như đã cam kết không.
- Quản lý và điều phối các thành viên: Account Manager trực tiếp quản lý và giao việc cho các nhân viên trong phòng ban và giám sát việc thực hiện các công việc đó.
- Từ những thông tin về 2 vị trí trên, chắc hẳn bạn có có cái nhìn cụ thể hơn về nghề Account Marketing là gì. Tuy nhiên các doanh nghiệp khi tuyển dụng Account đều có những yêu cầu nhất định về kiến thức, kĩ năng. Vậy những kỹ năng bạn cần có nếu muốn ứng tuyển vào các vị trí Account Marketing là gì?
Xem thêm ngay bài viết: "Top 7 xu hướng trí tuệ nhân tạo hàng đầu hiện nay".
Những kỹ năng cần có ở một Account Marketing?
Như đã đề cập ở trên thì vị trí của một Account Marketing rất quan trọng với doanh nghiệp, vì vậy bạn sẽ cần những kĩ năng sau
1. Kiến thức chuyên môn giỏi và kỹ năng nắm bắt nhanh
Để phát triển trong ngành thì việc nắm vững chuyên môn, các kiến thức cũng như quy trình công việc là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng. Bạn phải là người có chuyên môn nhất định về tổ chức sự kiện (nếu làm trong một công ty tổ chức sự kiện) để tư vấn cho khách hàng những giải pháp tốt nhất và khả thi cho cả khách hàng lẫn công ty họ, vừa thuyết phục được khách hàng bằng những am hiểu và kinh nghiệm của mình. Việc lắng nghe và nắm bắt thông tin nhanh cũng rất cần thiết khi trao đổi và đàm phán với khách hàng, điều này thể hiện bạn hiểu rõ yêu cầu của khách để cung cấp dịch vụ tốt và phù hợp như yêu cầu họ mong muốn.
2. Kỹ năng giao tiếp tốt trong công việc
Kỹ năng giao tiếp tốt là không thể thiếu. Vì bạn sẽ phải làm việc với nhiều người có cương vị và tuổi tác khác nhau, từ đồng nghiệp đến đối tác. Ngoài ra, bạn còn phải làm việc chăm chỉ, chịu được áp lực để agency có thể vận hành tốt, cải thiện doanh thu. Là người biết cách làm thế nào để báo giá dự án chính xác nhất và sau đó sử dụng nguồn lực của team để thực thi dự án.
Account Marketing là người biết dành thời gian để nghiên cứu, khảo sát về client, ngành hàng, đối tượng mục tiêu, thông điệp… để có thể đưa ra những ý tưởng mới lạ cho client giúp họ đạt được mục tiêu cuối cùng. Vì bạn không thể áp đặt những ý tưởng cũ cho một chiến dịch mới và thế giới Marketing, xu hướng luôn thay đổi buộc bạn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức mỗi ngày.
3. Hoạch định chiến lược
Ngoài việc giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp thì account executive còn phải lên kế hoạch marketing, giám sát, kiểm tra ngân sách thực hiện, báo cáo theo dõi tiến độ kế hoạch bằng các chỉ số đo lường,… Do đó, để trở thành một account executive giỏi đòi hỏ bạn cần có khả năng tư duy và hoạch định chiến lược tốt.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Vì là vị trí làm việc với khách hàng nên đa số Account Executive phải trang bị cho mình sự cầu toàn về mọi mặt. Bình tĩnh để có thể giải quyết mọi tình huống khi làm việc với khách hàng của doanh nghiệp. Làm ở vị trí này đòi hỏi bạn cần có một sự bình tĩnh nhất định. Để có thể kiểm soát được cơn giận khi làm việc với khách hàng khó tính với những tình huống khó đỡ.
4. Kỹ năng quản lí
Bạn phải học cách quản lí mọi việc để khối lượng công việc cần quản lí không bị rối ren và khiến bạn cảm thấy nghẹt thở. Đôi lúc bạn cũng cần tạo động lực cho bản thên để công việc tiếp tục được sắp xếp và hoàn thành đúng thời hạn.
Ngoài quản lí công việc, bạn cũng cần quản lí tốt thời gian làm việc của mình. Sắp xếp thời gian càng chi tiết bao nhiêu thì công việc bạn làm càng hiệu quả bấy nhiêu.
5. Kỹ năng đương đầu với áp lực lớn
Các dự án liên tục với những dealine và áp lực dồn lên khiến bạn cảm thấy quá tải, áp lực sẽ ngày càng lớn hơn đi cùng với nỗi sợ fail dự án. Do đó, bạn phải rèn luyện kỹ năng đương đầu với áp lực, để không bị haorng loạn thậm chí là muốn phát điên khi hạn chót đến gần.
Tất nhiên để giải tỏa bớt áp lực bạn cũng cần học cách phân tích và đàm phán dự án đúng cách. Nhờ vậy, bạn có thể giảm bớt được việc deadlike đến gần mà hiệu quả công việc vẫn đạt kế quả tốt.
Trên đây là những kiến thức cơ bản để bạn hình dung về nghề Account Marketing. Có thể bạn sẽ hơi “choáng ngợp” vì sự đa năng công việc mà Account Marketing, nhưng trách nhiệm luôn đi đôi với quyền lợi. Chúng tôi tin rằng nếu như bạn có kế hoạch, định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng, không ngừng cố gắng và nỗ lực, thì sớm hay muộn thành công cũng sẽ mỉm cười với bạn.
Chúc bạn thành công!
Chia sẻ bài viết cho bạn bè ngay nếu bạn thấy nó hữu ích nhé!
SSK xin chân thành cảm ơn!
Để lại bình luận
5