- Chiến thuật thấu hiểu khách hàng hàng - bài viết hữu ích cho mọi đối tượng
- Nghệ thuật chăm sóc khách hàng Omotenashi: đi từ trái tim đến trái tim
- Tổng hợp 7749 mẫu tiêu đề giật tít "một phát ăn ngay" cho mọi ngành nghề
Kỹ năng bán hàng là gì?
Kỹ năng bán hàng là khái niệm chỉ cách mà bạn làm làm sao để có thể thuyết phục được khách hàng mua hay thực hiện sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp. Kỹ năng bán hàng online, offline còn được thể hiện ở cách mà bạn chọn để tiếp cận với những khách hàng tiềm năng từ khi họ còn chưa hề biết đến sự tồn tại của sản phẩm, dịch vụ và công ty của bạn. Đây chính là yếu tố làm nên sự khác nhau trong cách bán hàng online, offline của mỗi người…
Bên cạnh đó, hiểu về bản chất thì kỹ năng bán hàng chính là sự dung hoà kết hợp của những kỹ năng quan trọng về giao tiếp, đàm phán và thuyết phục mà một người bán hàng xuất sắc cần có.
20 kỹ năng bán hàng đỉnh cao khiến khách hàng không thể từ chối
Dưới đây là một số kỹ bán hàng cơ bản mà một người muốn trở thành người bán hàng xuất sắc cần biết và trau dồi khi muốn thành công trong sự nghiệp của mình.
1. Kỹ năng tìm kiếm, nhận diện khách hàng tiềm năng
Mỗi ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ sẽ có đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau. Kỹ năng bán hàng cơ bản nhất chính là bạn phải biết chắt lọc, đâu mới thực sự là một khách hàng tiềm năng để tiếp cận với họ, đem đến lợi ích song phương và sử dụng thời gian tối ưu, triệt để nhất.
Bạn có thể nhận diện khách hàng tiềm năng qua các góc độ sau:
- Người thường xuyên sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.
- Người cùng bạn phân phối sản phẩm
- Người chia sẻ sản phẩm của bạn đến những người khác…
2. Kỹ năng giao tiếp
Nếu ngoại hình là ấn tượng đầu tiên khi giao tiếp thì thiện cảm trong bán hàng mới là mấu chốt quan trọng nhất cho mối quan hệ dài lâu vời khách hàng. Một người chỉ cần tạo được thiện cảm với khách hàng thì sẽ có 90% cơ hội bán hàng tốt. Không những thế, đó còn là tiền đề cho mối quan hệ vững bền về lâu về dài với khách hàng. Giao tiếp với khách hàng đôi khi không chỉ bằng lời nói, bạn có thể kết hợp thêm ngôn ngữ cơ thể để quá trình truyền đạt được tự tin và thoải mái hơn.
Là một nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng thì nhất định bạn phải giao tiếp trực tiếp và làm chủ được tất cả các hình thức giao tiếp như gặp mặt trực tiếp hay liên hệ qua điện thoại với khách hàng…Do vậy, kỹ năng giao tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một người bán hàng. Việc khéo léo phán đoán giúp bạn có thể truyền đạt tối đa đến khách hàng cũng như bạn hiểu được một phần ý định mà khách hàng muốn, từ đó giúp bạn nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng.
3. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
Kỹ năng bán hàng quan trọng nhất mà cũng dễ áp dụng nhất, đó chính là lắng nghe và thấu hiểu. Tuy nhiên đa phần mọi người đều quá chủ động chào mời sản phẩm, dịch vụ của mình mà quên đi mất điều này. Đây là lỗi phổ biến và thường thấy nhất.
Hãy lưu ý rằng sự lắng nghe và thấu hiểu chính là điểm tinh ý giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng nhất. Hơn là bạn cứ cố gắng nói những điều mà họ hoàn toàn không có nhu cầu. Chỉ có như vậy thì đối phương mới cảm thấy họ được tôn trọng và sẵn sàng hơn trong việc lắng nghe những lời chào mời của bạn.
Đồng thời, một người bán hàng chuyên nghiệp không bao giờ ngắt lời người khác khi họ đang nói bởi vì như vậy họ sẽ không thể xác định được những nguyện vọng mà đối phương mong muốn.
Dưới đây là 4 điểm cần thực hiện để trở thành người lắng nghe hiệu quả :
Thể hiện sự chú tâm của mình khi nghe khách nói bằng cách sử dụng những ngôn ngữ lời nói và phi ngôn ngữ
- Không tạo ra bất kỳ một âm thanh nào.
- Nhìn vào mắt khách hàng với thái độ thân thiện, nhã nhặn.
- Không cắt ngang, nói xen vào khi khách đang nói.
- Chú ý đến ngôn ngữ không lời và âm lượng giọng nói của khách.
- Không để những yếu tố của môi trường xung quanh làm xao nhãng bản thân, ví dụ nhìn qua cửa sổ, ngắm nhìn bức tranh nào đó, …
- Nếu có người đi cùng thì tránh không trao đổi với nhau khi khách đang nói.
Thể hiện cho khách thấy rằng mình đang lắng nghe bằng cách sử dụng phi ngôn ngữ và ngôn ngữ
Khi trình bày, bạn cần phải cân đối được giữa phi ngôn từ và ngôn từ. Ngôn từ bao gồm từ nói và từ viết. Phi ngôn từ bao gồm phi ngôn từ hữu thanh (âm lượng, âm điệu, độ cao,…) và phi ngôn từ vô thanh (ngôn ngữ cơ thể: cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, bàn tay, cái bắt tay, …). Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi đón nhận một thông điệp thì hình ảnh chiếm 55%, 38% là giọng nói và chỉ 7% là ngôn từ.
- Thể hiện bằng nét mặt.
- Gật đầu khi cảm thấy phù hợp, nhất trí.
- Sử dụng những từ ngữ như vâng, đúng thế, …
- Chú ý tạo sự thoải mái cởi mở, ví dụ việc khoanh hai tay trước ngực trong khi giao tiếp
Kiểm tra lại việc lắng nghe
Trước khi có những trả lời hoặc trao đổi với người mua hàng, bạn nên:
- Diễn giải lại thông điệp đã nghe được. Ví dụ: “anh/chị có nói là …”, “tôi nghĩ là anh/chị đang nói đến …”
- Hỏi câu hỏi để làm rõ ý của người mua : “anh/chị có thể nói thêm về…”, “anh/chị có thể nói rõ hơn về…”, “anh/chị nói về…, có đúng không ạ ?”
- Tóm tắt những điều nghe được từ khách
Trả lời khi cần thiết
Khi khách hàng nói, họ mong muốn được nghe thông tin từ phía người bán hàng. Lúc này, bạn nên cởi mở, tôn trọng, cẩn thận khi trả lời hoặc cung cấp thông tin cho họ.
4. Kỹ năng đặt câu hỏi thông minh
Một trong những kỹ năng bán hàng hiệu quả quyết định đến việc có chốt đơn hay không, có thành công hay không, đó chính là kỹ năng đặt câu hỏi. Khi đứng trước khách hàng của bạn, đừng thụ động để khách hàng của bạn hỏi rồi bạn mới trả lời, mà hãy chủ động đặt ra những câu hỏi đơn giản để thu lại thông tin từ phía khách hàng về những gì họ đang mong muốn đối với sản phẩm của bạn giúp thuận tiện cho việc tư vấn chọn lựa sản phẩm phù hợp.
Có những trường hợp khách hàng đôi khi cũng chưa hiểu hết được những nhu cầu thực tế của chính mình về sản phẩm của bạn đang giới thiệu. Do vậy đây chính là lúc mà bạn cần đặt ra những câu hỏi để giúp khách hàng chia sẻ những mong muốn của họ.
Chúng ta sẽ có nhiều dạng câu hỏi khác nhau, có thể kể đến như: Câu hỏi dẫn dắt, câu hỏi tình huống, câu hỏi khai thác, câu hỏi chốt đơn… Tùy vào hoàn cảnh và đối tượng mà bạn cần cân nhắc lựa chọn áp dụng phù hợp.
Và đối với nhân viên bán hàng chuyên nghiệp hãy đưa ra những câu hỏi một cách thật thông minh, tùy vào từng đối tượng khách hàng và từng hoàn cảnh cụ thể để đưa ra những câu hỏi phù hợp nhưng cũng phải hết sức tự nhiên. Điều đó sẽ khiến khách hàng đánh giá bạn là một người khéo léo chuyên nghiệp và mang lại thiện cảm đối với khách hàng.
5. Kỹ năng nắm bắt nhu cầu khách hàng
Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nhu cầu của khách hàng là gì? chính là kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp mà bất cứ nhân viên sale, người bán hàng nào cũng phải tìm hiểu và nắm bắt.
Để xác định nhu cầu này bạn cần phải hiểu về tâm lý của họ, những yếu tố môi trường xung quanh tác động họ… thông qua phân loại đối tượng, điều tra nhân học, sở thích, profile cá nhân…
6. Kỹ năng đàm phán thương lượng
Đàm phán và thương lượng là kỹ năng bán hàng hiệu quả. Có thể thấy đàm phán là kỹ năng không thể thiếu của một người bán hàng nhằm đạt được mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Kỹ năng này là sự kết hợp hoàn hảo giữa tư duy nhanh nhạy và tính nhẫn nại tranh luận và có lý lẽ để thuyết phục khách hàng một cách khéo léo để bảo vệ lợi ích của mình nhưng vẫn phải mang lại cảm giác dễ chịu khi thỏa hiệp cho khách hàng. Điều này sẽ gần giống như thỏa thuận. Nghĩa là bạn trao đổi rành mạch lợi ích kinh doanh với khách hàng và đối tác của mình.
Khi đối phương có bất kỳ thắc mắc gì hoặc yêu cầu gì để bảo vệ lợi ích của họ, thì bạn cần có một tư duy phản ứng nhanh nhẹn, biết tranh luận và thỏa hiệp, để cuối cùng vẫn giữ được mục tiêu là bảo vệ lợi ích của mình.
7. Kỹ năng xử lý vấn đề
Những người bán hàng thành công không bao giờ có duy nhất một cách giải quyết vấn đề. Hướng giải quyết vấn đề không thể là giới hạn mà cần linh hoạt cho từng trường hợp khác nhau.
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp là phải luôn bình tĩnh, ngay cả khi đối diện trước những tình huống bất lợi. Sau đó phân tích và ứng biến giải pháp khả thi. Đây là khả năng đòi hỏi người bán phải có kinh nghiệm dày dặn.
Tuy nhiên, thay vì vất vả tìm ra cách đối phó và xử lý, bạn tốt nhất vẫn nên chủ động lường trước các vấn đề có thể xảy ra, chuẩn bị sẵn phương pháp xử lý dự phòng và hạn chế trước khi nó phát sinh.
8. Kỹ năng xử lý từ chối
“Làm thế nào khi khách hàng từ chối sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp?”. Đây có lẽ là một trong các câu hỏi “hóc búa” khiến cho nhân viên kinh doanh phải “đứng ngồi không yên” để tìm ra giải pháp. Thay vì cố gắng tiếp tục thuyết phục họ thay đổi suy nghĩ, bạn có thể áp dụng kỹ năng xử lý từ chối đỉnh cao như sau để xoay chuyển tình thế. Cụ thể:
- Lắng nghe. Đúng như vậy, đầu tiên, bạn cần phải dành thời gian để lắng nghe suy nghĩ của khách hàng đối với dịch vụ/sản phẩm của bạn. Điều này sẽ giúp bạn suy đoán ra được lý do vì sao khách hàng từ chối.
- Xác định mối quan tâm của họ. Sau khi lắng nghe, hãy thu thập những thông tin trọng tâm để xác nhận mối quan tâm thật sự của khách hàng.
- Lồng ghép các câu hỏi điều kiện. Hãy linh hoạt đặt các câu hỏi để đào sâu những lý do dẫn đến sự từ chối.
- Trả lời một cách chân thực và chu đáo. đưa ra những giải pháp khác, kiến nghị mới mẻ, sát với nhu cầu của khách hàng một cách thành thật.
Việc xử lý từ chối một cách chuyên nghiệp như trên giúp tạo ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Không những vậy, có khả năng cao thay vì tiếp tục từ chối, họ sẽ bắt đầu suy nghĩ đến việc chấp nhận đề nghị, giải pháp mà bạn đưa ra.
Kỹ năng bán hàng này đòi hỏi bạn phải nắm bắt được nguyên nhân, gốc rễ của sự từ chối. Bạn cần phải đặt ra một số câu hỏi cho người mua hàng. Một số câu hỏi có thể như sau:
- Anh/chị cần thêm thông tin gì nữa?
- Anh/chị muốn có thêm điều gì?
- Anh/chị có ý kiến/phân vân gì về điểm này?
- Ưu tiên của anh/chị khi xem xét điều này là gì?
- Khi lựa chọn nhà cung ứng, anh/chị thường quan tâm đến điều gì?
Cách thức vượt qua những phản ứng từ chối:
- Trau dồi kiến thức về sản phẩm, công ty, thị trường, đối thủ cạnh tranh
- Chuẩn bị tốt kỹ năng xử lý phản ứng/chống đối.
- Ngay sau khi trình bày được một lúc, người bán hàng đã có thể cảm nhận được phản ứng của người mua hàng. Lúc này, bạn phải ghi chép lại cảm nhận này, sau đó điều chỉnh bài trình bày của mình để hướng tới mục tiêu chung của hai bên.
- Phương pháp bồi hoàn: phương pháp “vâng, nhưng….”; tránh tranh cãi trực tiếp, bạn có thể chỉ ra yếu tố bồi hoàn. Lợi ích của phương pháp này là có thể đáp ứng nhu cầu khác biệt của khách hàng.
- Phớt lờ chống đối: đầu tiên thừa nhận phản ứng/từ chối của khách hàng, sau đó lờ đi, hoặc nếu thấy chống đối/từ chối không có cơ sở thì lờ đi.
- Từ chối gián tiếp: Trước tiên nhắc lại lời chống đối/từ chối của khách hàng, không được nói thẳng với họ rằng là họ sai, mà cần phải ủng hộ quan điểm của họ để không tạo nên sự căng thẳng, áp lực giữa các bên.
- Phương pháp đón đầu: Ngăn ngừa chống đối trước khi xuất hiện, Chống đối phổ biến mới được đón đầu.
- Xoay đổi chủ đề: Đối với những chống đối không liên quan, hoặc là bạn lờ đi hoặc bạn phải thay đổi chủ đề. Người bán hàng phải nắm lấy tiền đề mà người mua hàng đưa ra, biến đổi để khách nhìn sự việc ở góc độ khác.
- Trong một số trường hợp, bạn nên để cho khách hàng tự giải quyết vấn đề của họ bằng cách giữ im lặng.
9. Kỹ năng xử lý tình huống
Một trong những kỹ năng khó nhất đối với người bán hàng là xử lý tình huống. Với bán hàng hiện đại, bạn phải là người giải quyết được vấn đề mà khách hàng đang vướng mắc. Bạn cần hiểu và biết vận dụng các kỹ thuật phân tích và giải quyết vấn đề nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất. Ví dụ, nếu khách cần mua laptop, bạn cần phải đặt câu hỏi để xác định tại sao họ cần mua laptop đó, họ đang cố gắng thỏa mãn nhu cầu gì hoặc đang giải quyết vấn đề gì. Nếu có được những thông tin này, bạn có thể :
- Đưa ra được sản phẩm phù hợp nhất
- Có thể có được giải pháp tổng hợp mà khách hàng chưa từng nghĩ tới.
- Gợi ý thêm được những sản phẩm/dịch vụ làm gia tăng giá trị cho laptop đó.
- Xác định được có thể không có sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
10. Kỹ năng chốt sale
Sau khi đã tìm hiểu và tư vấn cho khách hàng, mong muốn khách ra quyết định mua sản phẩm và còn trở lại trong những lần sau. Nếu khách hàng đã có nhu cầu lắng nghe bạn giới thiệu và tư vấn về dịch vụ, sản phẩm. Vậy thì kỹ năng sales chốt đơn lúc này bạn nên nhanh nhẹn lồng ghép để kịp nắm bắt “thời cơ”.
Hãy chủ động giúp khách hàng của mình đưa ra kết luận ngay lập tức ở một thái độ khéo léo, hòa nhã mà không để họ có thời gian suy nghĩ. Giữ cho đối phương cảm giác rằng họ chủ động, tự nguyện thay vì bị ép buộc.
Để chốt sale một cách hiệu quả, bạn nên để tới những dấu hiệu (thể hiện bằng ngôn từ hoặc phi ngôn từ) giúp nhận biết được thời điểm kết thúc:
- Khi thấy người mua hàng đang hứng thú.
- Khách đồng ý với giá trị của các lợi ích.
- Đồng ý trong cách trả lời chống đối.
- Khi có một khoảng thời gian im lặng.
- Khách có những cử chỉ thể hiện sự quan tâm: xem kỹ hàng mẫu, tính toán, gật đầu, vẻ mặt thân thiện, …
11. Kỹ năng bán hàng trực tiếp
Là phương thức bán hàng giúp khách hàng tiếp cận nhanh nhất với sản phẩm, dịch vụ của công ty. Bạn và khách hàng gặp gỡ trực tiếp. Một số lĩnh vực cần bán hàng trực tiếp như: Tư vấn bảo hiểm, tư vấn bất động sản, tư vấn giải pháp chuyển đổi số….Để việc bán hàng trực tiếp có hiệu quả, bạn phải đưa ra được những thông tin về lợi ích sản phẩm, lợi ích của những giải pháp mà sản phẩm/dịch vụ đem lại.
Để thành thạo kỹ năng bán hàng trực tiếp, bạn cần phải chú ý những điều sau:
- Đến đúng giờ.
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu có liên quan: giới thiệu về sản phẩm, hướng dẫn, hàng mẫu, mô phỏng.
- Chú ý trang phục: lịch sự, chỉnh chu.
- Trong quá trình giao tiếp, bạn phải luôn lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng và xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng.
12. Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Để làm tốt công việc chăm sóc khách hàng, bạn nên :
- Có trách nhiệm trong suốt quá trình mua hàng của khách, từ lúc liên hệ ban đầu và sau khi bán hàng. Trong trường hợp khách không mua sản phẩm/dịch vụ của công ty nữa, họ vẫn có những ấn tượng tốt đẹp về doanh nghiệp và bản thân người bán hàng. Họ cũng sẽ truyền tải thông tin này cho những người khác.
- Nhớ rằng, có thể bạn đã giải quyết những vấn đề giống nhau hàng trăm lần, nhưng đây lại là lần đầu tiên của khách hàng. Bạn cần đặt mình vào địa vị và hiểu vấn đề dưới góc độ của họ.
- Thường xuyên liên lạc với khách hàng, chia sẻ với họ thông tin mới, hay.
- Không có vấn đề nào là nhỏ dưới góc độ của người mua; khách hàng không bao giờ đòi hỏi quá đáng.
- Gọi điện để hỏi thăm xem sản phẩm và dịch vụ có làm cho khách hài lòng không. Thời điểm gọi điện thoại có thể là ngay sau khi khách mua hoặc sau một khoảng thời gian nhất định (1 tuần, 10 ngày, theo định kỳ bảo dưỡng, ….)
- Sắp xếp công việc, danh sách và lịch liên hệ với khách hàng. Thông tin của khách hàng được lưu trữ một cách khoa học sẽ giúp cho người bán có thể theo sát khách hàng và thực hiện một số hoạt động như : tặng món quà nhỏ thể hiện sự quan tâm hoặc thiệp chúc mừng nhân dịp sinh nhật
13. Kỹ năng quản lý thời gian bán hàng
Một người bán hàng chuyên nghiệp luôn có những cách tái sắp xếp, tổ chức lại công việc để hạn chế việc lãng phí thời gian. Chúng ta đều biết gốc rễ của việc quản lý thời gian là chỉ “làm những việc cần làm”, nhưng làm thế nào để có thể thực hiện được phương châm này?
Một ngày chỉ có 24 giờ đồng hồ, vì vậy, chìa khóa chính ở chỗ làm việc thông minh hơn, chứ không phải chăm chỉ hơn. Đối với những người bán hàng bận rộn, làm việc thông minh hơn đồng nghĩa với việc dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc số một của bạn – bán hàng – bỏ đi những nhiệm vụ kém phần quan trọng hơn. Bạn không nên dành hết thời gian của mình cho một khách hàng mà quên đi những khách hàng tiềm năng khác.
Khi sản phẩm của các công ty đang có chất lượng ngang nhau, sự cạnh tranh là rất quyết liệt. Các sale sẽ chính là người xây dựng niềm tin cho khách hàng. Giúp họ tin rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn đáp ứng được nhu cầu của họ.
14. Kỹ năng trình bày – giới thiệu
Sẽ có 2 cách để thực hiện kỹ năng bán hàng này, bao gồm giới thiệu trực tiếp và “khích tướng”.
- Giới thiệu trực tiếp đang là cách phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Mọi người bây giờ chỉ cần những gì nhanh – gọn – tiện lợi. Bạn chỉ cần không chiếm nhiều thời gian của khách hàng, vậy thì số lượng khách hàng sẵn sàng dành thời gian cho bạn sẽ nhiều hơn.
- Phương pháp khích tướng, nhân viên sẽ phải là người tinh ý, soi mói đúng nhu cầu mà khách đang thiếu và dùng sản phẩm của mình lấp vào chỗ thiếu đó, dẫn dắt họ mua hàng.
15. Kỹ năng tự động viên khuyến khích bản thân
Muốn trở thành người bán hàng hiệu quả, nhân viên bán hàng cần phải biết tự động viên khuyến khích bản thân vượt qua những thách thức, trở ngại trong công việc (sự chán nản, gặp khách khó tính, v.v.).
Để làm được điều này, bạn cần phải :
- Xây dựng được mục tiêu cho bản thân (trong công việc cũng như cho bản thân). Những mục tiêu này cần được viết ra và sắp xếp thứ tự ưu tiên.
- Theo đuổi và thực hiện mục tiêu trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể có những lúc bạn không muốn làm. Tuy nhiên, người bán hàng cần hiểu rằng: Đối với công việc bán hàng, mỗi ngày làm việc cũng như từng mối liên hệ với khách là rất quan trọng. Vì vậy, nếu bạn vẫn quyết tâm làm đến cùng, mọi việc có thể trở nên dễ dàng hơn.
- Không trì hoãn, không chần chừ. Thực hiện càng nhanh những điều đã liệt kê trong danh sách thì sự trì hoãn/chần chữ sẽ biến mất, bạn có thể dễ dàng chuyển sang thực hiện công việc/mục tiêu khác trong danh mục đó.
- Tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành công việc/mục tiêu
16. Kỹ năng làm việc độc lập
Làm việc độc lập cũng là một trong những kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp. Bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn những chiến lược rõ ràng, thu thập thông tin kỹ lưỡng để phát triển kế hoạch một cách hiệu quả nhất. Điều này sẽ được sếp và mọi người đánh giá năng lực về bạn, tương tự như đánh giá tư duy và logic của bạn. Vì vậy hãy luôn trong tâm thế trao dồi trình độ bản thân mình tốt hơn mỗi ngày để xử lý công việc thể hiện thực lực.
17. Kỹ năng làm việc nhóm
Dù bạn có giỏi đến mức độ nào đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ không đủ sức thành công nếu chỉ có một mình.Hoạt động nhóm là điều không thể thiếu. Cách làm việc này sẽ giúp các nhân viên bán hàng bổ sung thiếu sót cho nhau và hoàn thiện hoạt động bán hàng hiệu quả. Làm việc nhóm là kỹ năng bán hàng cơ bản mà mỗi người sẽ lấy ưu điểm của mình bổ trợ cho khuyết điểm của đối phương để cho ra kết quả hoàn thiện nhất. Đây là yêu cầu cần thiết trong mọi công việc mà các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng.
Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm được thể hiện rất rõ ràng qua những điều bổ ích mà các thành viên trong nhóm được nhận. Nếu làm việc cá nhân khiến cho người làm chịu rất nhiều áp lực từ mọi phía thì làm việc nhóm sẽ giúp họ cảm nhận được sự san sẻ, giúp đỡ đến từ những người hoạt động bán hàng cùng mình, giúp cho bạn có cảm giác thoải mái hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Vì vậy phối hợp tốt với đồng nghiệp hoặc phòng ban có thể giúp giải quyết tốt hơn, nhanh hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với một dự án hợp tác kinh doanh lâu dài, bạn khó lòng mà một mình xoay sở hết mọi việc phải không nào.
18. Kỹ năng ngôn ngữ
Kỹ năng sales sử dụng ngôn ngữ là cả một nghệ thuật. Ngay cả khi khách hàng chưa có nhu cầu, chỉ cần ngôn ngữ bạn tốt, bạn hoàn toàn có thể bán được hàng. Sức mạnh của ngôn từ chính là: Sự ảnh hưởng. Hãy thật tinh tế trong cách nói, vì cách nói sẽ thể hiện thái độ của bạn. Quy tắc của kỹ năng này chính là:
- Không ngạo mạn
- Không lạnh lùng
- Không lúng túng
- Không tùy tiện
Hãy tỉnh táo trong cách ứng xử và tận dụng khả năng ngôn ngữ của bản thân để biến mình thành người bán hàng chuyên chuyên nghiệp và chốt sale thành công.
19. Kỹ năng sử dụng công nghệ
Thời buổi công nghệ hiện nay thì kỹ năng bán hàng rất đa dạng. Chúng ta có rất nhiều giải pháp như:
- Bán trực tiếp
- Bán hàng online
- Bán qua các đơn vị trung gian
- Bán hàng qua sàn TMĐT: Shopee, TIki, Lazada…
- Livestream bán hàng
- Sử dụng CRM, Chatbot để chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua hàng…
Khả năng sử dụng thành thạo công nghệ tốt là một điều cực kỳ quan trọng đối với một người bán hàng muốn trở thành người bán hàng xuất sắc.. Ngoài ra tất cả nhà bán hàng đều cần phải biết sử dụng thành thạo ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint, Outlook và Internet…, hiểu biết về website và các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo…, quảng cáo trực tuyến,….
Qua bài viết này, hi vọng bạn đã phần nào hiểu rõ được “Kỹ năng bán hàng là gì?” và “20 kỹ năng bán hàng đỉnh cao khiến khách không thể từ chối”. Theo đuổi nghề bán hàng đòi hỏi nhiều kỹ năng, do vậy bạn cũng cần dành thời gian, kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng. Đừng bỏ cuộc.
Chúc các bạn thành công!
Để lại bình luận
5