Digital Marketing Brief là gì?

Digital Markeging Brief là một bản tóm tắt thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ Digital Marketing. Một bản Brief tốt sẽ giúp các chuyên gia Marketing nắm bắt thông tin khách hàng nhanh chóng, từ đó "bắt mạch" được nhu cầu, vấn đề của khách hàng để đưa ra Solution (giải pháp) một cách chuẩn xác nhất.

Một bản Brief xuất sắc đó là khi Chuyên viên Marketing có thể khai thác được nhiều nhất thông tin từ Khách hàng, và cô đọng lại thành một bản tóm tắt hiệu quả. Brief tốt không thể thiếu sót thông tin, bởi vì chỉ cần thiếu một hay một vài thông tin, cũng có thể dẫn tới những sai lầm về mặt chiến lược trong truyền thông số.

Hướng dẫn lấy Brief khách hàng Marketing nhanh nhất

Thông thường, các đại lý Digital marketing, hay còn gọi là các Agency, thường mất rất nhiều thời gian để thu thập đủ thông tin của khách hàng trong một bản Brief.

Đối với một Sale kỹ năng trung bình thông thường sẽ mất từ 2-5 phiên làm việc để có đủ thông tin từ khách hàng. Điều này gây lãng phí thời gian rất lớn. Nếu không duy trì được mạch cảm xúc trong các phiên làm việc, bạn sẽ sớm đánh mất khách hàng đó.

Vậy làm sao để lấy đầy đủ và chính xác được Brief khách hàng Digital marketing nhanh nhất? Bạn hãy làm theo những cách sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ những đầu mục thông tin mình cần lấy trong bản Brief đó, hãy viết chúng xuống, hoặc in thành một tập tài liệu, để đảm bảo bạn và khách hàng không quên thảo luận bất kỳ vấn đề gì.
  • Bước 2: Hãy hẹn gặp, book lịch họp với khách hàng một cách rõ ràng. Hãy chuyển cho họ 3-5 vấn đề quan trọng trong Brief cần thảo luận.
  • Bước 3: Chốt thông tin Brief sau khi đã làm việc với khách hàng, đừng quên confirm (xác nhận) lại lần cuối những thông tin và yêu cầu của khách.

Brief mẫu dành cho khách hàng Digital Marketing

  • 1             Tên sản phẩm/Dịch vụ
  • 2             Tổng số sản phẩm
  • 3             Các sản phẩm/dịch vụ chủ lực
  • 4             Địa chỉ trụ sở sản phẩm/dịch vụ
  • 5             Số lượng đại lý, cửa hàng con, văn phòng đại diện ….
  • 6             Phạm vi phục vụ của sản phẩm/dịch vụ
  • 7             Đã có tư liệu quảng cáo (Ảnh, Video) hay chưa?
  • 8             Ấn phẩm truyền thông đã có
  • 9             Mô tả đối tượng truyền thông dự kiến
  • 10           Số lượng khách hàng tiếp cận dự kiến
  • 11           Địa phương, nơi dự kiến truyền thông
  • 12           Chương trình xúc tiến bán hàng
  • 13           Hình ảnh logo (Đã có hay chưa)
  • 14           Ý nghĩa Logo
  • 15           Slogan
  • 16           Phương thức giao hàng cho khách
  • 17           Phương thức đảm bảo chất lượng hàng hóa
  • 18           Phương thức đổi trả hàng hóa
  • 19           Phương thức chăm sóc khách hàng
  • 20           Các giấy tờ liên quan tới chất lượng hàng hóa/ Giấy tờ VS ATTP (với thực phẩm, hàng hóa…)
  • 21           Giấy phép quảng cáo
  • 22           Mục tiêu truyền thông
  • 23           Thời gian truyền thông quảng cáo dự kiến (bắt đầu/kết thúc)
  • 24           Các kênh truyền thông mong muốn
  • 25           Ngân sách dự kiến
  • 26           Địa chỉ website
  • 27           Địa chỉ fanpage
  • 28           Số hotline/Email phục vụ khách hàng
  • 29           Sản phẩm/ dịch vụ đã từng truyền thông hay chưa?
  • 30           Các thông tin bổ sung

Kết luận về Digital Marketing Brief

Muốn biết thế nào là một chiếc brief “ngon”, phải đứng dưới góc nhìn của các Digital Planner – những người đã nếm qua muôn vàn loại brief từ hảo hạng đến thảm họa. Agency nhận brief thì mặt mày bừng sáng hay nhận xong rồi… chửi, là tùy vào độ “cao tay” của người soạn brief. Khách hàng thì cũng ngước mặt lên hỏi trời, digital brief, viết sao cho chuẩn?

HoanLT, Theo SSK Hà Nội