Việc xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu khách hàng hơn, từ đó xây dựng được những chiến dịch marketing phù hợp để tối ưu chuyển đổi và tăng lợi nhuận. Đối với ứng dụng  cũng vậy, bạn phải xác định được đối tượng mục tiêu trước tiên sau đó mới tiến hành kế hoạch xây dựng app được.

Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách xác định khách hàng mục tiêu cho ứng dụng!

Cách xác định khách hàng mục tiêu cho ứng dụng một cách chính xác nhất

1. Hiểu giá trị của sản phẩm

Bước đầu tiên trong việc xác định đối tượng mục tiêu là hiểu sản phẩm một cách toàn diện. Chỉ liệt kê tính năng của sản phẩm là chưa đủ, mà bạn còn phải đặt câu hỏi, ứng dụng của bạn đem lại giá trị gì cho từng nhóm người dùng khác nhau. Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi như:

  • Sản phẩm của tôi làm được gì?
  • Điều gì khiến sản phẩm trở nên khác biệt?
  • Tại sao người dùng lại cần tải ứng dụng về?
Cách xác định khách hàng mục tiêu cho ứng dụng một cách chính xác nhất
Hiểu giá trị của sản phẩm

Đối tượng mục tiêu là những người sẽ nhận được một giá trị nào đó từ sản phẩm. Vì vậy, các câu hỏi quan trọng trên cần được cân nhắc ngay từ đầu. Bạn cũng có thể tìm câu trả lời qua kết quả nghiên cứu thị trường và sự thay đổi hành vi của người dùng. Đây là hướng đi cần thiết để tạo nền tảng cho kế hoạch phát triển lượt cài đặt và doanh thu.

2. Nghiên cứu thị trường

ghiên cứu thị trường là một bước quan trọng để hoàn tất việc xác định đối tượng mục tiêu. Nghiên cứu giúp bạn phân tích đối thủ cạnh tranh: sản phẩm/dịch vụ, điểm thiếu sót và thị trường họ đã thành công. Sau khi tìm hiểu vấn đề và khó khăn của đối thủ, bạn có thể biết được điểm sáng của ứng dụng khi đặt lên bàn cân so sánh.

 

Cách xác định khách hàng mục tiêu cho ứng dụng một cách chính xác nhất
Nghiên cứu thị trường

Ngoài việc tìm hiểu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, bạn cũng nên xem cách họ tiếp cận người dùng, nếu như nghiên cứu thị trường có thể mang lại thông tin đó. Đó có thể là cách họ hoạt động trên mạng xã hội hay cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng trong ứng dụng.

Xem ngay: "Các bước ASO cơ bản cho ứng dụng - tối ưu hiển thị store".

3. Xác định đặc điểm nhân khẩu của đối tượng mục tiêu

Sau bước nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu để xác định đối tượng mục tiêu, bạn cần nhóm đối tượng theo đặc điểm nhân khẩu và sở thích. Dưới đây là các yếu tố quan trọng nhất giúp bạn nhóm đối tượng chính xác hơn:

  • Vị trí: Khu vực sinh sống của người dùng có tác động quan trọng đến sở thích và xu hướng hành vi. Yếu tố này tác động đến mọi chỉ số của ứng dụng, từ mức độ phổ biến cho đến thời lượng sử dụng trung bình và thói quen chi tiêu. Tùy ứng dụng hướng tới mục tiêu nào mà bạn cần thông tin chi tiết đến cấp độ khu vực, quốc gia, bang, quận hoặc thành phố.
  • Độ tuổi: Đây lại là một yếu tố quan trọng khác có thể làm thay đổi thiết kế, tính năng, và mô hình kiếm tiền của ứng dụng. Độ tuổi thường được phân nhóm theo thế hệ.
  • Giới tính: Ngay cả khi bạn muốn ứng dụng hướng tới tất cả nhóm giới tính, thì đây vẫn là một yếu tố cần thiết trong phân khúc người dùng. Sử dụng yếu tố này giúp bạn xây dựng chiến lược khác nhau cho từng nhóm giới tính.
Cách xác định khách hàng mục tiêu cho ứng dụng một cách chính xác nhất
 Xác định đặc điểm nhân khẩu của đối tượng mục tiêu
  • Ngôn ngữ: Cần có bước bản địa hóa trong hành trình mở rộng quy mô doanh nghiệp. Có hàng nghìn ngôn ngữ được dùng để giao tiếp trên thế giới, vì vậy tạo ra một ứng dụng mà bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận và sử dụng là bất khả thi. Yếu tố này thường đi đôi với yếu tố vị trí. Một ứng dụng có nhiều tùy chọn ngôn ngữ sẽ sớm đạt được mục tiêu tăng trưởng.
  • Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của người dùng sẽ tác động đến một số yếu tố như khả năng đọc trung bình (average reading level). Bạn cần xem xét yếu tố này để truyền đạt sản phẩm một cách dễ hiểu đến người dùng.
  • Sở thích: Nếu bạn chi tiền để chạy quảng cáo nhưng người xem lại không hứng thú với ứng dụng đó, thì mọi nỗ lực sẽ đổ sông đổ biển. Vì vậy, bạn cần tiếp cận những người đã có hứng thú với sản phẩm tương tự. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh sản phẩm để phù hợp hơn, cho phép người dùng tận dụng tính năng của ứng dụng. Sở thích của người dùng cũng nên được cân nhắc khi thiết kế ad creative.
  • Thiết bị: Bạn cũng có thể tiếp cận người dùng theo loại thiết bị. Yếu tố này càng quan trọng nếu ứng dụng chỉ chạy trên Android hoặc iOS.
  • Tình trạng hôn nhân: Yếu tố này có thể đóng góp ít nhiều, vì tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh gia đình có thể thay đổi cách thức phân bổ thời gian và thu nhập của một người.
  • Nghề nghiệp: Nghề nghiệp sẽ quyết định đến thu thập và cách mỗi người sử dụng ứng dụng. Bạn nên xem xét yếu tố này khi xây dựng mô hình kiếm tiền và các thao tác trên ứng dụng.

4. Xây dựng chân dung người dùng

Sau bước xác định đặc điểm nhân khẩu là bước tìm hiểu xu hướng hành vi thường gặp ở nhóm đối tượng này. Ví dụ, thời gian sử dụng thiết bị và cách tiêu tiền của từng người sẽ khác nhau tùy vào khu vực sinh sống, độ tuổi, và mức thu nhập. Các yếu tố trên là căn cứ để bạn tiếp cận và kết nối với người dùng theo cách phù hợp với thói quen của họ.

Cách xác định khách hàng mục tiêu cho ứng dụng một cách chính xác nhất
Xây dựng chân dung người dùng

Thường thì người làm marketing sẽ nhắm đến nhiều hơn một nhóm đối tượng, vì vậy một phương án chung cho tất cả các nhóm sẽ không mang lại kết quả tốt nhất. Thay vào đó, bạn có thể tạo chân dung người dùng (user persona) để xác định nhóm người dùng khác nhau và "vẽ" hành trình riêng biệt cho từng nhóm. Khi tạo chân dung người dùng, bạn có thể xem xét các đặc điểm tâm lý sau:

  • Tính cách: Dù bạn đã lọc đối tượng mục tiêu theo đặc điểm nhân khẩu, nhưng vì chín người mười ý, nên bạn có thể lưu tâm yếu tố này để chạy chiến dịch nhắm mục tiêu được chính xác hơn.
  • Giá trị: Điều gì ở ứng dụng mang lại giá trị và lợi thế cho người dùng? Ví dụ, trong trường hợp người dùng thường ưu tiên mua các mặt hàng thay thế và có giá mềm hơn sản phẩm cao cấp, thì ứng dụng mua sắm có thể hiển thị các sản phẩm giảm giá nhiều hơn đến đối tượng này.
  • Xu hướng hành vi: Yếu tố này bao gồm thời gian sử dụng thiết bị, loại ứng dụng, và thời gian sử dụng từng ứng dụng. Xu hướng hành vi cũng cần được đưa vào điểm chuẩn để đánh giá hiệu quả của ứng dụng và xác định điểm cần cải thiện.

Xem ngay bài viết: "Referral marketing hiệu quả - 10 cách để khách hàng giới thiệu khách hàng mới".

5. Bắt đầu quảng cáo sản phẩm

Sau khi đã cân nhắc đủ các bước ở trên, thì bạn có thể bắt đầu chạy quảng cáo và thử nghiệm xem điều gì là phù hợp với người dùng. Điểm cần lưu ý khi chạy quảng cáo ứng dụng là bạn cần linh hoạt thay đổi theo kết quả phân tích — ngay cả khi kết quả không như mong đợi — và kiên trì sử dụng dữ liệu trong cách làm marketing. Khi triển khai chiến dịch, bạn có thể nhân cơ hội này để hiểu đúng hơn về thị hiếu của người dùng và tìm ra cách để tối ưu hóa sản phẩm, từ đó mang lại giá trị tốt hơn cho người dùng.

Cách xác định khách hàng mục tiêu cho ứng dụng một cách chính xác nhất
Bắt đầu quảng cáo sản phẩm

Bạn cũng có thể tương tác với người dùng và hỏi về cảm nhận khi sử dụng ứng dụng, để biết chính xác những điểm mà sản phẩm và chiến lược marketing cần được cải thiện. Ví dụ, bạn có thể kết nối với người dùng qua mạng xã hội, nghe người dùng chia sẻ về điều họ thích và không thích ở ứng dụng. Bạn cũng có thể gửi biểu mẫu thu thập ý kiến để người dùng đưa ra đề xuất hoặc chia sẻ vấn đề họ gặp phải trong lúc sử dụng ứng dụng.

Kết luận:

Để xây dựng một app trên cửa hàng ứng dụng quả không phải là đơn giản, bạn phải bắt đầu đúng hướng thì những kế hoạch về sau mới hiệu quả được. Đặc biệt là hiểu được cách xác định khách hàng mục tiêu cho ứng dụng.

Mong rằng bài viết "Cách xác định khách hàng mục tiêu cho ứng dụng một cách chính xác nhất" sẽ giúp ích được cho bạn trong việc xác định đối tượng mục tiêu của app.

Hãy để lại ý kiến thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp ngay dưới đây để bài viết có thể hoàn thiện hơn nhé! 

Chúc bạn thành công!

Chia sẻ bài viết ngay nếu như bạn thấy nó hữu ích!

SSK xin chân thành cảm ơn!

HaNT, Theo Reviview 365 tổng hợp