Theo khuyến nghị của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, người dân có thể nâng cao kiến thức và mức độ nhận diện để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo bằng việc xem các video kể về quá trình bị lừa đảo của một số YouTuber.

Bật mí cách nhận diện các cuộc gọi giả mạo lừa đảo người dân đơn giản nhất

Tỉnh táo với cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng

Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi. Các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan công an, Tòa án… để dọa nạt, đánh vào tâm lý hay lo sợ của người dân.

Nạn nhân thường được nhắm đến là người cao tuổi, nội trợ,… ít giao tiếp xã hội và không nắm bắt thông tin mới. Mặc dù các cơ quan chức năng, báo chí đã nhiều lần tuyên truyền về hình thức lừa đảo này, tuy nhiên vẫn có nhiều người “dính bẫy”.

Bật mí cách nhận diện các cuộc gọi giả mạo lừa đảo người dân đơn giản nhất
Tỉnh táo với cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng

Một số hành vi sử dụng cuộc gọi điện thoại giả danh cơ quan Nhà nước như: Gọi điện thoại giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, nhân viên ngân hàng... gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin thẻ ngân hàng để nhận gửi bưu phẩm hoặc giấy triệu tập, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định trước để phục vụ điều tra…

Theo quy định của pháp luật, để giải quyết các hành vi vi phạm, cơ quan chức năng phải làm việc trực tiếp với công dân. Đồng thời, cũng không có quy định nào cho phép cơ quan chức năng được yêu cầu công dân nộp tiền qua điện thoại.

Vì thế, nếu nhận được điện thoại tự xưng là công an thì người dân nên tỉnh táo và bình tĩnh giải quyết.

Cảnh giác với các cuộc gọi có đầu số lạ

Theo cảnh báo của nhà mạng VNPT, khách hàng sử dụng điện thoại nên cảnh giác với các cuộc gọi nhỡ quốc tế. Các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc hoặc 00 ở đầu, hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam), ví dụ như: Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)…

Bật mí cách nhận diện các cuộc gọi giả mạo lừa đảo người dân đơn giản nhất
Cảnh giác với các cuộc gọi có đầu số lạ

Các cuộc gọi này được nháy máy từ thuê bao nước ngoài tới các số điện thoại di động trong nước nhằm mục đích lừa đảo gọi người sử dụng gọi lại và phát sinh cước viễn thông.

Thời điểm phát sinh các cuộc gọi thường là buổi tối hoặc buổi đêm. Nếu người nghe gọi lại thì sẽ bị trừ phí rất cao.

Do đó, nên cân nhắc khi gọi lại các cuộc điện thoại có đầu số quốc tế nếu không phải từ người quen biết.

Cẩn thận với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng

Trên thực tế, đã rất nhiều người bị đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản từ các cuộc điện thoại. Thủ đoạn lừa đảo của chúng thường là: Thông báo thông tin giả về trúng thưởng từ ngân hàng hoặc các công ty lớn, yêu cầu cung cấp số OTP khách hàng hay bất kỳ lý do nào khác yêu cầu cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm trộm tiền trong tài khoản…

Bật mí cách nhận diện các cuộc gọi giả mạo lừa đảo người dân đơn giản nhất
Cẩn thận với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng

Ngoài ra, các đổi tượng lừa đảo còn có thể giả mạo cán bộ ngân hàng, yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng hoặc thẻ.

Vì vậy, nên cẩn thận với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng từ những cuộc điện thoại không rõ người gọi.

Lừa đảo qua điện thoại bị xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật, tùy vào mức độ vi phạm, hành vi lừa đảo qua điện thoại có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt hành chính:

Lừa đảo qua mạng là một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt của hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác là phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Hành vi gọi điện lừa đảo qua điện thoại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bật mí cách nhận diện các cuộc gọi giả mạo lừa đảo người dân đơn giản nhất
Cẩn thận với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng

Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu lừa đảo số tiền từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành, đã phạm tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…

Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác như:

  • Phạt tù từ 02 - 07 năm khi thuộc một trong các trườn hợp: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng…
  • Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Nặng nhất, người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  • Hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mong rằng bài viết "Bật mí cách nhận diện các cuộc gọi giả mạo lừa đảo người dân đơn giản nhất" sẽ giúp bạn tránh được những cuộc gọi lừa đảo mất tiền oan, nâng cao được kỹ năng cảnh giác của bạn.

Hãy để lại ý kiến thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp ngay dưới đây để bài viết có thể hoàn thiện hơn nhé! 

Chia sẻ bài viết ngay nếu như bạn thấy nó hữu ích!

SSK xin chân thành cảm ơn!

HaNT, Theo Reviview 365 tổng hợp