Nếu bạn đang có một ứng dụng di động, nội dung phần này sẽ khá cần thiết. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) cho mô hình mobile business. Chắc chắn nó sẽ mất nhiều công sức. Điều quan trọng là cần hiểu các quy trình. Đo lường kết quả và phân tích hiệu quả của các hoạt động tiếp thị. Do đó, chúng ta cần biết đâu là số liệu quan trọng cần theo dõi. Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu chi tiết các chỉ số nhé!

Mục tiêu của ASO

Ở bất kỳ giai đoạn nào, quá trình tối ưu hoá ứng dụng trên App Store đều quan trọng. Ban đầu, mục đích của nó có thể cải thiện khả năng hiển thịkhả năng khám phá ứng dụng trong App Store. Với mục tiêu chính:

  • Có các lượt cài đặt tự nhiên (Organic Installs).
  • Giảm chi phí sở hữu khách hàng tiềm năng (Reduce costs of user acquisition).
  • Giảm chi phí các hoạt động marketing (Reduce paid marketing actions).
Những KPIs đo lường chính khi tối ưu hoá ứng dụng dành cho người bắt đầu
Mục tiêu của ASO

Ở giai đoạn tiếp theo, ASO đặt mục tiêu:

  • Duy trì sự tăng trưởng
  • Giữ nó ở vị trí hàng đầu trong danh sách hoặc tìm kiếm,
  • Khả năng cạnh tranh với đối thủ
  • Cải thiện tỉ lệ chuyển đổi
  • Duy trì tần suất sử dụng ứng dụng của người dùng
  • Phản hồi của người dùng.

Vì thế, tối ưu hoá ứng dụng trên App Store là một quy trình dài hơi cần được thực hiện. Để đạt được và duy trì sự tăng trưởng tự nhiên ổn định của ứng dụng. Hãy cùng xem các mục tiêu chính cần đạt được. 

 1. Khả năng hiển thị trên App Store – Visibility in the App Store

Một trong những mục tiêu chính của tối ưu hoá ứng dụng trên App Store là cải thiện khả năng hiển thị của ứng dụng, games trên chợ. Từ đó, người dùng dễ dàng khám phá ra sản phẩm của bạn qua mục Search, Top Charts, Featured.

Dĩ nhiên, càng nhiều lần hiển thị, càng nhiều lượt truy cập, bạn sẽ nhận được nhiều lượt cài đặt tự nhiên hơn.

Những KPIs đo lường chính khi tối ưu hoá ứng dụng dành cho người bắt đầu
Khả năng hiển thị trên App Store – Visibility in the App Store

KPIs chính tại giai đoạn này có thể được đo lường bởi bất cứ công cụ ASO nào.

  • Bảng xếp hạng từ khoá – Keyword Ranking: Vị trí trong kết quả tìm kiếm trên các từ khoá mục tiêu hoặc từ khoá kết hợp bạn đã cài đặt.
  • Bảng xếp hạng hàng đầu – TOp Charts rankings: Vị trí trong Top Charts ( Miễn phí, Trả phí, hoặc Grossing.
  • Xếp hạng trong hạng mục – Category rankings: Vị trí của một ứng dụng hoặc game trong danh mục của nó hoặc danh mục phục. (music, news, fiance, etc.)
  • Được đề xuất – Featured: Liệu ứng dụng của bạn có đủ đặc sắc được các biên tập viên trên App Store đề xuất?

Tất cả số liệu này đều quan trọng để đo lường khả năng hiển thị, khám phá của một ứng dụng trên App Store. Tương tự, bạn có thể theo dõi sự phát triển của sản phẩm hàng ngày, hàng tháng, trên toàn thế giới. So sánh với đối thủ cạnh tranh.

Xem thêm bài viết tổng quan về ASO tại đây nếu bạn còn một số vấn đề cần giải quyết với ASO.

2. Tỷ lệ chuyển đổi của trang sản phẩm đích – Conversion Rate of the Product Page

Mục tiêu quan trọng thứ hai sau khả năng hiển thị là tỷ lệ chuyển đổi để cài đặt (conversion rate to install). Khi người dùng tìm được đến app của bạn, ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng cần được trau chuốt.

Một số yếu tố tối ưu hoá ứng dụng cần quan tâm để có tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả:

  • On-metadata: App Name/Title, Description, Icon, Screenshots, Feature Graphic and Video Preview.
  • Off-metadata: Downloads, User Rating and Review

Trong chuỗi quy trình tối ưu hoá ứng dụng trên App Store và phễu chuyển đổi, những nơi người dùng tiếp xúc. Có hai dạng KPIs cần ghi nhớ:

  • Tỷ lệ click hoặc chạm (CTR: Click-through rate/ TTR: Tap-through rate): Tỷ lệ người dùng nhấn vào xem trang sản phẩm đích so với số người nhìn thấy thông tin trên Store (in Search, Top Chart or Featured).
  • Tỷ lệ chuyển đổi để cài đặt (Conversion rate to install – CR): Số lượng người tải ứng dụng xuống so với số người dùng vào trang đích giới thiệu sản phẩm.
Những KPIs đo lường chính khi tối ưu hoá ứng dụng dành cho người bắt đầu
Tỷ lệ chuyển đổi của trang sản phẩm đích – Conversion Rate of the Product Page

Các số liệu này khá quan trọng trong phễu tỷ lệ chuyển đổi của ứng dụng trên app store. Bạn càng tối ưu phần listing, càng có nhiều người dùng có thể tiếp cận, tương tác và tải xuống ứng dụng của bạn.

Cách để cải thiện các yếu tố này là thực hiện các hoạt động thử nghiệm A/B testing. Có một số công cụ để thực hiện điều này.  Như Splitmetrics, TestNest hoặc Google Experiment. Chúng có sẵn cho các nhà phát triển Android trong Google Play Console.

A/B Testing bao gồm tạo ra 2 phiên bản của app listing. Tìm ra phiên bản nào hoạt động tốt hơn. Tiếp tục chạy thử nghiệm cho một số giả thuyết cho từng yếu tố nhỏ. Xác định cụ thể yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả tỷ lệ chuyển đổi.

3. Mobile Growth

Mục đích chính của việc tối ưu hoá ứng dụng trên App Store: để có được sự tăng trưởng tự nhiện nhất. Vì vậy số lượng cài đặt đóng một phần lớn, cũng như tốc độ cài đặt.

App downloads là KPI cơ bản có thể được theo dõi bên trong bảng điều khiển dành cho nhà phát triển (Google Play Console hoặc App Store Connect).

Những KPIs đo lường chính khi tối ưu hoá ứng dụng dành cho người bắt đầu
Mobile Growth - KPIs đo lường chính khi tối ưu hoá ứng dụng

Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện tiếp thị có trả tiền. Nên tách hai loại số liệu này ra để đánh giá khách quan nhất. Các công giúp thực hiện điều này: Mobile Attribution trackers, AppsFlyer or Adjust.

Số liệu giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các nguồn cài đặt tự nhiện hoặc trả phí. Được gọi là organic uplift hoặc organic multiplier. Nó minh họa hiệu ứng liên quan đến sự gia tăng tự nhiên trong lưu lượng truy cập organic được tác động bởi các hành động tiếp thị có trả tiền.

Lượng cài đặt từ trả phí sẽ có tác động đối với thuật toán trên app store. Đẩy cao  ứng dụng trong kết quả tìm kiếm và Top Charts. Dĩ nhiên, lượng cài đặt cung sẽ nhiều hơn.

KPI này được đo bằng tỷ lệ phần trăm cài đặt tự nhiên chia cho cài đặt không tự nhiên. Số cài đặt tự nhiên được nâng cao dẫn đến chi phí hiệu quả cho mỗi lần install giảm xuống.

4. User Feedback

Xếp hạng và đánh giá của người dùng cho biết: Ứng dụng của bạn có cung cấp trải nghiệm tuyệt vời hay không? Có bị nhiều lỗi trong quá trình sử dụng không?

Những KPIs đo lường chính khi tối ưu hoá ứng dụng dành cho người bắt đầu
User Feedback - Chỉ số đánh giá ASO

Về mặt tối ưu hoá ứng dụng trên App Store (ASO), chúng đóng hai vai trò quan trọng:

  • Chúng liên quan đến thuật toán của App Store để xếp hạng ứng dụng đó trong Search và Top Charts.
  • Chúng có ảnh hưởng lớn đến quyết định tải xuống của người dùng. Ảnh hưởng trực tiếp đến conversion rate.

Ứng dụng càng có nhiều xếp hạng và đánh giá tốt của người dùng thì thứ hạng và khả năng hiển thị càng cao và ngược lại.

Cả App Store và Google Play Store đều cho phép các nhà phát triển trả lời lại các reviews. Chúng giúp thay đổi ý kiến của người dùng và khả năng cho điểm.

Kết luận về những KPIs đo lường chính khi tối ưu hoá ứng dụng:

Cũng như với SEO, bạn sẽ liên tục tinh chỉnh chiến lược của mình để xem những gì hoạt động. Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ ASO của Skkhanoi để mang lại hiệu quả cao hơn. Hãy đảm bảo giữ cho các từ khóa của bạn luôn mới và cập nhật khi cần thiết cũng như cập nhật hình ảnh hoặc video thiết kế của bạn nếu bạn thực hiện các thay đổi đối với ứng dụng của mình theo thời gian. Những điều chỉnh nhỏ này có thể giúp ứng dụng của bạn đạt được những hiệu quả mà bạn không ngờ tới.

Mong rằng bài viết "Những KPIs đo lường chính khi tối ưu hoá ứng dụng dành cho người bắt đầu" đã giúp bạn hiểu rõ các chỉ số cần thiết trong ASO ứng dụng. Và từ đó rút ra cách làm và tối ưu ứng dụng lên top chợ ứng dụng hiệu quả nhất.

Hãy để lại ý kiến thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp ngay dưới đây để bài viết có thể hoàn thiện hơn nhé! Ban quản trị Website trân thành cảm ơn bạn!

HaNT, Theo Reviview 365 tổng hợp