- Hướng dẫn đọc phân tích 7 chỉ số Google Analytics cơ bản
- SEO là gì? Tất tần tật kiến thức căn bản về SEO giúp bạn bắt đầu đúng hướng
- SEO Onpage là gì? Điểm mặt 10 chiến thuật tối ưu Onpage thần tốc
ROI là một chỉ số phổ biến vì tính linh hoạt và đơn giản của nó. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này. Cùng SSK tìm hiểu chỉ số ROI là gì? Và cách đo lường chỉ số ROI đối với các kênh truyền thông kỹ thuật số như thế nào.
Chỉ số ROI là gì?
Chỉ số ROI viết tắt là Return on Investment – ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. ROI rất hữu ích cho các mục tiêu kinh doanh của bạn khi đề cập đến cái gì đó cụ thể và phải đo lường được.
Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong marketing, đặc biệt trong SEO và Content Marketing.
Lợi tức đầu tư (ROI) là một thước đo hiệu suất được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc so sánh hiệu quả của một số khoản đầu tư khác nhau. ROI đo lường trực tiếp số tiền hoàn vốn trên một khoản đầu tư cụ thể, liên quan đến chi phí đầu tư. Để tính ROI, lợi ích của khoản đầu tư được chia cho chi phí đầu tư. Kết quả được biểu diễn dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ.
Lợi tức đầu tư:
ROI = (Lãi từ đầu tư – Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư
Cách tính lợi nhuận ròng:
“Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư”
Ví dụ về ROI trong kinh doanh thực tế:
Nếu bạn còn mơ hồ về cách áp dụng công thức tính ROI vào trong dự án kinh doanh của mình như thế nào thì hãy xem qua những ví dụ thực tế sau đây:
Giả sử bạn là chủ Shop quần áo, bạn quyết định bỏ ra số tiền là 100.000$ để thiết kế showroom trưng bày hoành tráng, chuyên nghiệp hơn. 3 Tháng sau, cửa hàng của bạn thu về 300.000$.Vậy khi này lợi tức đầu tư có thể tính như sau:
ROI = (300.000 – 100.000) / 100.000 X 100% = ?
Như vậy là sau 3 tháng kinh doanh với mỗi 1$ đầu tư vào việc tư sửa mở rộng nhà hàng, thì bạn đã thu được 5$ lợi nhuận ròng.
Tại sao ROI lại quan trọng?
ROI được xem là thước đo để đánh giá liệu bạn có đang sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả trong việc đầu tư hay không? Nếu bạn đang làm kinh doanh thì tôi khuyên bạn nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu thật kỹ về ROI. Chỉ số ROI sẽ giúp bạn biết được những khoản bạn bỏ ra để đầu tư trực tiếp đã đóng góp bao nhiêu cho doanh nghiệp của bạn.
Thông qua chỉ số ROI bạn còn có thể đánh giá và đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, so sánh các cơ hội kinh doanh và chọn được chiến lược đúng đắn nhất.
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số ROI
Ưu điểm của ROI:
- ROI là công thức đơn giản có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực.
- Dễ dàng so sánh dữ liệu giữa các dự án.
- Hiệu quả trong việc đánh giá các dự án đầu tư ngắn hạn.
- Chỉ số ROI cho bạn thấy tầm quan trọng của các hình thức marketing như Google Ads, SEO, Facebook Ads,…
- ROI cho bạn thấy bức tranh toàn cảnh thông qua tỷ suất hòa vốn để từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.
Nhược điểm của ROI:
- ROI chỉ phát huy tốt khi đánh giá các dự án ngắn hạn, không phù hợp đánh giá dự án dài hạn.
- ROI chỉ mang tính chất tương đối.
- Không chỉ ra được vì sao chỉ số ROI cao/ thấp.
- Cần nhiều công cụ hỗ trợ để đo lường chính xác.
- ROI không phải chỉ số duy nhất quyết định có nên đầu tư hay không.
Cách tính ROI hiệu quả trong Marketing
Cách tính ROI trong Marketing là gì?
Mặc dù có nhiều cách khác nhau để tính ROI marketing, nhưng công thức cốt lõi được sử dụng ở cấp độ High – level là: (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí = ROI marketing. Nếu bạn kiếm được 100.000 đô la từ 1.000 đô la, thì tỷ suất hoàn vốn (ROI) là 0,99 hay 99%.
Ví dụ: Giả sử một nhà đầu tư mua bất động sản A.
Giá trị tài sản với giá là 1.000.000 USD. Sau 3 năm, nhà đầu tư bán nó với giá 1.120.000 USD. Kết quả là sau ba năm, bất động sản A tăng thêm 120.000 USD.
Nếu chúng ta tuân theo công thức ROI = (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí, thì lợi tức đầu tư là 12%.
(1.120.000 USD – 1.000.000 USD) / 1.000.000 USD = 0,12
Ngoài ra, để có cái nhìn thực tế về marketing và ROI, bạn nên tính đến doanh số bán hàng tự nhiên, theo công thức sau:
ROI marketing = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ – Chi phí tiếp thị) / Chi phí tiếp thị
Hoặc, doanh nghiệp muốn đánh giá ROI dài hạn trong suốt hành trình của khách hàng – làm rõ giá trị mối quan hệ khách hàng với thương hiệu. Bạn cần tính giá trị lâu dài của khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value), công thức áp dụng như sau:
CLV = (Tỷ lệ giữ chân) / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / Tỷ lệ duy trì)
Làm cách nào để đạt được ROI tốt trong marketing?
- ROI tốt phụ thuộc vào khoản đầu tư. Ví dụ: Một công ty chi tiền cho một thiết bị, thì ROI tính theo năng suất. Mặt khác, đầu tư cho marketing thì tính ROI theo quá trình bán hàng. Như vậy ROI bạn mong muốn từ nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ khác với ROI từ khoản đầu tư vào một nhà máy hay thiết bị mới.
- Double-digit ROI sẽ là rất tốt cho nếu bạn xác định ROI phần trăm. Hoặc nếu tính theo tỉ lệ, con số tốt nhất cho ROI marketing bạn cần đạt là 5:1, hãy cẩn thận nếu như ROI bạn đang ở mức 2:1.
Lưu ý đến nơi bạn đầu tư tiền, xem xét liệu điều đó có làm tăng lợi nhuận cho công việc kinh doanh và cho phép bạn đạt được ROI tốt và cao hơn hay không.
Cách tính ROI trong Content Marketing là gì?
Có 2 bước cơ bản:
- Bước 1: Tính toán chi phí đầu tư
- Bước 2: Tính toán lợi nhuận thu được
Công thức tính ROI trong Content Marketing:
Kết quả của công thức tính ROI trong Content Marketing được thể hiện qua 3 chỉ số:
- Tiêu thụ Content (Awareness)
- Tương tác với Content (Engagement)
- Chuyển đổi (Leads, Customers)
Hầu hết các chỉ số này có thể theo dõi trong Google Analytics. Trong khi đó, lượt download, tỷ lệ mở và tỷ lệ click có thể được theo dõi thông qua phần mềm tự động hóa tiếp thị và công cụ phân tích mạng xã hội. Riêng các chỉ số chuyển đổi cần phải được bộ phận tư vấn/chăm sóc khách hàng ghi nhận lại mới có thể đánh giá chính xác.
8 Cách tăng tỷ lệ ROI cho chiến lược Content & Marketing
1. Xác định mục tiêu cần đạt
Tiếp thị nội dung có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, ta có thể sử dụng nó để:
- Cải thiện mối quan hệ thương hiệu của bạn với người tiêu dùng.
- Thu hút lượng truy cập mới vào trang web.
- Tạo phễu marketing để có được nhiều chuyển đổi hơn từ khách truy cập trang web hiện tại của bạn.
Tuy nhiên, một chiến lược content tốt sẽ được tối ưu nội dung content theo hành trình của khách hàng.
2. Tạo dựng content giá trị theo từng giai đoạn
Khi đã có được mục tiêu rõ ràng về traffic, bạn cần tập trung toàn lực và phân bổ content phù hợp cho từng giai đoạn này.
Ghi nhớ: Người dùng ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có một mục đích tìm kiếm khác nhau.
3. Tái sử dụng content để tạo leads
Từ một bài blog lớn (tầm 3000 chữ), ta có thể trích ra trung bình 3 đến 4 bài post nhỏ (micro content) với nội dung khác nhau. Những bài viết micro content này sẽ được post lên các trang mạng xã hội và đóng vai trò điều hướng traffic về bài blog lớn trên website.
Nếu muốn tiết kiệm, bạn nên nhóm các bài viết nổi bật nhất mà bạn đã triển khai thành 1 bản ebook để thu hút leads mang về. Nếu content là dạng video, bạn có thể chọn 1 đoạn ngắn để chia sẻ lên mạng xã hội và điều hướng về web chẳng hạn.
4. Chọn kênh phân phối
Tips: Ngưng quảng bá content ở mọi kênh mà bạn có thể nghĩ đến!
Ở đây, tôi đang nói đến các kênh như Facebook, YouTube, Instagram,… Lý do là vì người dùng trên các kênh khác nhau sẽ có hành vi (behavior) rất khác nhau. Một content được đăng ở kênh này hoạt động tốt không có nghĩa cũng thành công ở kênh khác. Vì vậy, hãy tập trung vào tối đa 3 kênh mang đến cho bạn nhiều khách truy cập nhất cho thời gian, công sức và tiền bạc của bạn.
Lý tưởng nhất là bạn Sử dụng Google Analytics để chọn lựa kênh truyền thông phân phối content hiệu quả.
5. Sản xuất nội dung đa kênh, đa mục tiêu
Sử dụng nội dung để tối đa hóa giá trị cho nhiều mục tiêu, tối ưu trên công cụ tìm kiếm giúp tiếp cận nhiều người đọc và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
6. Tập trung vào phần quan trọng
Thay vì tạo ra nội dung lan man làm người đọc khó chịu, hãy đi thẳng vào trọng tâm và cung cấp giá trị cho người đọc. Có nhiều người đọc sẽ tăng độ tin cậy, độ phổ biến của thương hiệu và tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Nếu nội dung không mang lại giá trị cho độc giả, điều này sẽ làm hại website của bạn, nên hãy tập trung vào những nội dung cốt lõi của thương hiệu trước khi mở rộng.
7. Đầu tư vào nội dung Evergreen
Evergreen Content là những nội dung thu hút chú ý của người đọc nhờ tính hữu ích, thú vị của thông tin và những nội dung này thường có giá trị lâu dài, từ vài tháng đến vài năm. Bài viết này sẽ luôn giữ vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm trong thời gian dài và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
8. Cho phép người dùng tạo nội dung cho bạn
Người dùng tạo nội dung cho bạn là một ý tưởng hay, trên các diễn đàn thường sẽ cho khách hàng gửi và trả lời câu hỏi theo nhiều cách khác nhau. Điều này giúp bạn nhận được nhiều nội dung bổ ích, tăng tương tác với khách hàng và giảm đáng kể chi phí sản xuất và tối ưu được ROI.
Bạn có thể xem thêm cách tính ROI SEO Website tại đây!
Để đo lường chỉ số ROI trong kế hoạch marketing thường không dễ dàng bởi nó còn liên quan đến rất nhiều dữ liệu khác nhau, trong đó còn có cả kinh nghiệm của doanh nghiệp.
Mong rằng bài viết "ROI là gì? Cách tính ROI trong marketing, SEO và Content bạn không nên bỏ lỡ" sẽ giúp bạn hệ thống hóa và làm việc có tính toán giúp doanh nghiệp hạn chế được mức thấp nhất rủi ro để bình ổn được ngân sách mà không bị thâm hụt ngân sách.
Hãy để lại ý kiến thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp ngay dưới đây để bài viết có thể hoàn thiện hơn nhé! Ban quản trị Website trân thành cảm ơn bạn!
Để lại bình luận
5