Trí tuệ cảm xúc (EQ) là nét quyến rũ, hấp dẫn lớn nhất của một người. Có người cho dù đi tới đâu cũng luôn gặp may mắn, được chào đón. Nhưng có người chỉ cần mở miệng ra nói chuyện là phá vỡ bầu không khí, khiến mọi người xa lánh. Có người nói trí tuệ cảm xúc là biết cách lấy lòng người khác, nhưng thực chất lại không phải vậy.

Người có trí tuệ cảm xúc cao không chỉ biết cách tạo cho mình một môi trường sống thoải mái, mà còn làm cho người khác cảm thấy dễ chịu. Nếu chỉ số IQ của một người quyết định họ có thể đi được bao xa, thì chỉ số EQ lại quyết định họ có thể vươn cao tới đâu. Nếu bạn có đầy đủ những đặc điểm dưới đây chứng tỏ bạn là người có trí tuệ cảm xúc rất cao.

4 dấu hiệu nhận biết bạn là người có EQ cao 

1. Thường không dễ dàng nhận lời người khác

Trong cuộc sống, luôn có những người dễ dàng nhận lời giúp người khác một việc gì đó. Có người không biết cách từ chối thế nào khi bị người khác nhờ vả, lại có người chấp nhận giúp đỡ vì đánh giá quá cao năng lực của bản thân.

Bạn có phải là người có EQ cao? Xem ngay 4 dấu hiệu để nhận biết
Thường không dễ dàng nhận lời người khác

Kết cục là rước một đống phiền toái vào thân, việc thì không thành còn khiến người ta ghét bỏ. Ngay cả khi bạn có giúp được họ đi chăng nữa, chưa chắc họ đã cảm kích tấm lòng của bạn.

Những người có EQ cao thường không dễ dàng nhận lời người khác, họ sẽ cân nhắc tình hình sự việc xem có nên giúp đối phương hay không.

Tại sao lại như vậy?

Lấy một ví dụ, trước đây tôi có một anh đồng nghiệp thuộc tuýp người cho dù thế nào cũng không muốn mình chịu thiệt.

Có một lần, anh ấy nhờ trưởng phòng giúp làm một số việc riêng. Trưởng phòng trực tiếp từ chối anh ấy.

Có người hỏi trưởng phòng tại sao không giúp anh ấy? Trưởng phòng nói: "Thanh niên này là người không biết bổn phận. Những người như vậy, cho dù mình có giúp họ, họ cũng không cảm kích mình."

Chỉ có trẻ con mới cho đi mà không cần nhận lại, còn người trưởng thành đều biết cái gì cũng có giá của nó. Nói một cách khác, nếu trên người anh ta không có giá trị gì có thể trao đổi, tại sao ta lại phải lãng phí thời gian và sức lực của mình để giúp đỡ?

Hãy dành sự quan tâm của bạn cho những người xứng đáng, chứ đừng lãng phí sự quan tâm đó cho những người không liên quan.

2. Trước khi nói, cần uốn lưỡi 7 lần

Bạn chắc chắn đã gặp qua kiểu người mà nói chuyện lúc nào cũng rất nhanh, không thèm suy nghĩ. Chỉ đến khi họ nói xong, họ mới biết mình đã lỡ lời, đắc tội với người khác.

Những người như vậy nói dễ nghe là mẫu người thẳng thắn, nói khó nghe hơn một chút thì là mẫu người có trí tuệ cảm xúc thấp.

Trước đây, văn phòng tôi có một sinh viên mới đến thực tập. Ngoại hình cô bé khá xinh xắn nhưng nói chuyện lại không biết giữ ý tứ.

Bạn có phải là người có EQ cao? Xem ngay 4 dấu hiệu để nhận biết
Trước khi nói, cần uốn lưỡi 7 lần

Có một chị đồng nghiệp nghỉ phép về quê chơi mới lên, mang ít quà quê ra biếu mọi người. Nhìn thấy quà quê mà chị đồng nghiệp để trên bàn cho mình, cô bé thực tập sinh lập tức chê bai: "Đây là cái gì vậy ạ? Trông bẩn bẩn, ăn vào có sợ bị đau bụng không chị?"

Chị đồng nghiệp ngượng ngùng nói: "Tất cả đều là đồ nhà làm, sạch sẽ không chất bảo quản, ngon lắm em ăn thử xem."

Cô bé thực tập sinh cao ngạo nói: "Bình thường em toàn ăn đồ nhập khẩu, không quen ăn những thứ này."

Cô bé vừa dứt lời, bầu không khí trong văn phòng lập tức đặc quánh lại, một bạn đồng nghiệp khác phải bông đùa một tiếng để giải nguy: "Bạn ấy là thiên kim tiểu thư nhà giàu, không ăn quen những thứ như thường dân chúng ta vẫn hay ăn đâu. "

Mọi người trong văn phòng bật cười, không khí náo nhiệt trở lại.

Câu chuyện về thực tập sinh là câu chuyện điển hình cho phong cách giao tiếp của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Họ không suy nghĩ chín chắn, để rồi nói những lời làm tổn thương người khác, trước khi tự làm tổn hại chính mình.

Khi công ty đang khởi động một dự án mới, bạn thực tập sinh đã không giúp thì thôi, lại còn cùng một đồng nghiệp khác chê bai dự án. Chuyện đến tai lãnh đạo cấp trên.

Lãnh đạo không đi tìm bạn ấy để khiển trách, mà lập tức cho bạn thực tập sinh đó nghỉ việc mặc dù thời hạn thử việc 3 tháng chưa kết thúc.

Ngày làm việc cuối cùng, bạn thực tập sinh vừa khóc vừa nói bản thân rất yêu thích công ty, nhưng công ty lại quá nghiêm khắc với bạn ấy… sau cùng kết luận việc mình bị đuổi việc là do bản thân không được may mắn. Nhưng trong lòng mọi người đều rõ: Người như vậy dù có đi đến đâu, chắc chắn cũng không may mắn nổi. Thử hỏi, ai muốn làm việc cùng một người nói chuyện không biết suy nghĩ, giữ ý tứ chứ.

Trước khi nói, phải luôn nghĩ xem bản thân đã đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ hay chưa? Lời mình sắp nói ra có làm tổn thương người khác không? Những người có EQ cao sẽ không bao giờ nói năng tùy tiện. Bởi họ biết rằng, mỗi câu nói ra đều có một giá trị nhất định và họ phải có trách nhiệm với câu nói của mình.

3. Suy nghĩ trước khi nói là sự trau dồi, tu dưỡng cơ bản trong giao tiếp

Ai cũng có lúc nóng giận. Nóng giận là bản năng, người biết kiềm chế nóng giận là người có bản lĩnh.

Một người không biết kiềm chế tính khí của mình, hoặc là do họ bị người khác kích động, hoặc là do họ đã quen với việc sự nóng giận của mình không gây hậu quả gì nghiêm trọng, hoặc là do họ là người hời hợt, vô tâm.

Bạn có phải là người có EQ cao? Xem ngay 4 dấu hiệu để nhận biết
Suy nghĩ trước khi nói là sự trau dồi, tu dưỡng cơ bản trong giao tiếp

Hồi đại học tôi có quen một bạn cùng lớp, chỉ vì bị bố mẹ nói vài câu, mà cậu nổi trận lôi đình, đùng đùng giận dỗi bỏ ra ngoài ở. Vì vẫn còn giận bố mẹ, cậu kiên quyết không về nhà xin tiền sinh hoạt phí. Bạn bè khuyên cậu ấy về nhà xin lỗi bố mẹ. Cậu ấy không nghe, kiên quyết không chịu nhận sai.

Khoảng thời gian đó cậu ấy thật sự rất vất vả. Sau một thời gian vừa học vừa làm như thế, cậu cảm thấy không thể gắng gượng thêm được nữa. Cuối cùng, cậu cũng quyết định về nhà để xin lỗi bố mẹ.

Những người không kiềm chế được cảm xúc của mình sẽ luôn phải chịu nhiều thiệt thòi. Giận dữ không những không giải quyết được vấn đề, mà chỉ khiến mọi thứ càng trở nên phức tạp.

Nhà tâm lý học Daniel Gorman nói: "Trong một mối quan hệ, điều bạn phải làm là giao tiếp có mục tiêu chứ không phải chỉ để giải tỏa cảm xúc".

Chỉ có những người ng.u ngốc mới tùy ý nóng giận mà không cân nhắc đến hậu quả của nó.

4. Để ý quan sát lời nói, sắc mặt của người khác

Người có trí tuệ cảm xúc cao là người biết để ý quan sát lời nói, sắc mặt của người khác.

Quan sát lời nói, sắc mặt của người khác là biết giữ chừng mực, biết điểm dừng, biết tiến biết lùi, không làm cho người khác cảm thấy khó xử.

Bạn có phải là người có EQ cao? Xem ngay 4 dấu hiệu để nhận biết
Để ý quan sát lời nói, sắc mặt của người khác

Bạn A gần đây hơi bí tiền nên muốn mượn bạn bè ít tiền để tiêu. Bạn bè sau khi nghe cô ấy gọi điện tâm sự, không một ai có phản ứng gì.

Bạn A không chịu từ bỏ, liên tục gọi điện làm phiền người ta. Chỉ đến khi họ trực tiếp thừa nhận là bản thân không có tiền để cho vay, bạn A mới thôi.

Trong giao tiếp, nếu nhờ ai làm một việc gì đó mà họ không trực tiếp đồng ý, có nghĩa là họ đang gián tiếp từ chối mình.

Những người không có khả năng quan sát lời nói và biểu cảm của người khác sẽ không cảm nhận được sự thay đổi cảm xúc trên khuôn mặt của người mà họ đang nói chuyện cùng.

Người ta đã không muốn nói tiếp, tỏ thái độ không vui ra mặt mà họ vẫn tiếp tục khoe khoang khoác lác. Đối phương không muốn bàn luận về bản thân mình nữa, họ vẫn cứ tiếp tục gặng hỏi đến cùng. Không biết để ý quan sát lời nói, sắc mặt của người khác là một t.h.ả.m h.ọ.a xã giao.

Những người dễ dàng hòa nhập với người khác hầu hết đều biết cách tiết chế bản thân.

Nếu muốn có được hạnh phúc trong cuộc sống, bạn không thể chỉ nghĩ đến mình mà còn phải nghĩ đến người khác. Bạn đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi người sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn.

Khi giao tiếp, hãy làm cho người khác thoải mái, người khác mới có thể làm cho bạn thoải mái.

5. Để cho bản thân thoải mái nhưng người khác vẫn thấy thoải mái

Bạn có phải là người có EQ cao? Xem ngay 4 dấu hiệu để nhận biết
Để cho bản thân thoải mái nhưng người khác vẫn thấy thoải mái

Trí tuệ thông minh được chia thành nhiều cấp bậc, trong đó:

  • Cấp thấp nhất là biết che giấu cảm xúc của bản thân, còn cấp cao nhất là giỏi nhận biết cảm xúc của người khác và điều chỉnh cảm xúc của mình sao cho phù hợp với cảm xúc của họ.
  • Người có trí tuệ cảm xúc cao, khi thể hiện bản thân không bao giờ mạo phạm đến người khác, khi nâng tầm người khác cũng không bao giờ hạ thấp bản thân.
  • Để cho bản thân được thoải mái, nhưng vẫn làm cho người khác cảm thấy dễ chịu, đây mới là mức độ cao nhất của trí tuệ cảm xúc.

Xem thêm ngay bài viết: "Nằm lòng 5 kỹ năng trò chuyện này để ai cũng yêu thích bạn! Ai cũng nên áp dụng".

Kết luận:

Như vậy với 5 dấu hiệu trên bạn có thấy mình hay bạn bè người thân của mình trong đó không. Để là một người có EQ cao bạn có thể rèn luyện chứ không như IQ. Hãy rèn luyện khả năng quản trị cảm xúc của mình ngay từ bây giờ. Nó sẽ là trợ thủ đắc lực của bạn trong tất cả mọi công việc.

Hãy để lại ý kiến thắc mắc hoặc đóng góp ngay dưới phần bình luận bạn nhé!

Chia sẻ ngay nếu bạn thấy bài viết hữu ích!

SSK xin chân thành cảm ơn!

HaNT, Theo Reviview 365 tổng hợp